Thằn lằn độc dị Việt Nam gây khiếp đảm vì giống rắn
Còn được gọi là rắn có chân, loài thằn lằn chân ngắn khiến con người khiếp sợ bởi dáng vẻ giống hệ loài rắn của mình.
Loài ếch giun nửa giun nửa rắn "ghê rợn" ở Việt Nam / Trái với tưởng tượng, cung nữ Trung Hoa xưa luôn sợ bị Hoàng đế sủng hạnh vì 3 lý do này
Thằn lằn chân ngắn tên khoa học là Lygosoma quadrupes là một loài thuộc chi Thằn lằn chân ngắn (Lygosoma) của họ Thằn lằn bóng (Scincidae). Loài thằn lằn chân ngắn này chỉ được tìm thấy ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Nó gây ấn tượng bởi vẻ ngoài giống hệt loài rắn, ngay cả ở cách trườn, bò cũng giống hệt loài bò sát khiến nhiều người ghê sợ nhất thế giới. Chính vì ngoại hình không hề giống thằn lằn một chút nào của thằn lằn chân ngắn, nó còn được gọi là rắn có chân hay rắn bốn chân.
Chân của loài thằn lằn độc dị ở Việt Nam này mọc ra chỉ để làm cảnh, có vẻ là sai lầm của tạo hóa khi cả bốn chiếc chân của nó đều rất yếu, không đủ sức nâng đỡ cơ thể vừa dài vừa nặng của chúng. Vì vậy, thằn lằn chân ngắn trườn nhanh hơn bước, trông giống hệt cách di chuyển của loài rắn.
Làn da của loài này được bao bọc bởi một chiếc áo giáp sừng bóng lộn, chắc chắn với hàng ngàn chiếc vảy nhỏ li ti. Có đuôi dài 7 cm, tổng chiều dài 15cm.
Cả hai đôi chân trước và sau tuy rất nhỏ, chỉ dài 2cm nhưng vẫn có có năm ngón, chỉ có một giác bám và không có phần trên mũi, có lẽ bởi vì chúng nối với vảy trên mũi. Thằn lằn chân ngắn sống trong hang, chúng thường được tìm thấy trong các khúc gỗ mục ăn thức ăn là mối và ấu trùng.
Nhiều người không nhìn kỹ sẽ hoảng hồn bởi hình dáng giống rắn của loài thằn lằn chân ngắn kỳ quặc này.
Tuy có vẻ ngoài quái dị nhưng thằn lằn chân ngắn thực sự vô hại đối với con người. Chúng khá hiền lành, nhút nhát, khi có tiếng động liền chủ động trốn tránh cực nhanh.
Ngoài ngoại hình và cách di chuyển gây ác mộng thì thằn lằn chân ngắn hoàn toàn không có bất cứ cơ sở nào để đe dọa con người. Chúng không có nọc độc, răng không đủ gây tổn thương cho con người, chân siêu yếu không thể cào xước da người, không có kỹ năng cuốn, siết.
Cho dù có kỹ năng cuốn, siết, lực siết của thằn lằn chân ngắn cũng chẳng thấm tháp vào đâu, con người có thể dễ dàng thoát khỏi sự phiền nhiễu của loài động vật này.
Cận cảnh đôi chân nhỏ xíu, yếu ớt, gần như vô dụng của loài thằn lằn chân ngắn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Phát hiện mới về nguyên nhân tuyệt chủng của loài 'quái vật' biển cổ dài
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Cột tin quảng cáo