Tại sao người xưa thường ăn cỏ và vỏ cây thay vì ăn “cá tôm” khi nạn đói xảy ra?
Loại gia vị Việt Nam sở hữu có giá đắt đỏ thứ 3 thế giới, được các nước săn lùng như kho báu trời cho / Nơi duy nhất ở Việt Nam còn giao tiếp bằng ngôn ngữ từ thời Văn Lang - Âu Lạc, người lạ đến cần phiên dịch
Nhưng tại sao người ta “ăn đủ mọi thứ” khi gặp nạn đói mà lại làm ngơ trước tôm cá đầy trên sông?
Khi nói đến vấn đề nạn đói, tôi tin rằng chúng ta đều là những người “xa lạ” với điều đó và khó có thể tưởng tượng được thảm kịch đó xảy ra như thế nào. Xét cho cùng, chúng ta đang sống trong thời đại ngày nay, một đất nước hòa bình và ổn định, nên thật khó để hiểu hết nỗi thống khổ của những con người từng hứng chịu nạn đói.
(Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, nạn đói là điều không hề “hiếm” trong lịch sử phát triển của trái đất, theo sử sách ghi lại, những gì mà nạn đói mang lại cho người dân chắc chắn là một thảm họa, khiến nhiều người chết vì đói.
Tuy nhiên, đã có người nói rằng thời xa xưa ở Trung Quốc khi nạn đói ập đến, tại sao người dân không xuống sông bắt tôm cá về ăn?
Có nhiều lý do dẫn đến nạn đói thời đó, có thể là do hạn hán, lũ lụt hoặc mùa đông khắc nghiệt và nạn châu chấu phá hoại mùa màng. Khi những người dân thường không có thức ăn để ăn, họ phải gặm vỏ cây, ăn cỏ dại, tranh cướp lương thực của nhau một cách vô cùng khủng khiếp. Khi tìm hiểu những nạn đói đã xảy ra trước đây, chúng ta sẽ thấy rằng nạn đói thường xảy ra ở vùng đồng bằng, do vị trí địa lý, lượng mưa hàng năm ở vùng đồng bằng ít nên hạn hán rất dễ xảy ra.
(Ảnh minh họa)
Vùng đồng bằng chủ yếu làm nông nghiệp nên người dân không có kỹ năng đánh bắt cá, không có công cụ, mỗi khi gặp nạn đói, người ta thường đi nơi khác lánh nạn chứ không nghĩ tới việc xuống ao, hồ, sông suối để bắt cá.
Hơn nữa, khi xảy ra nạn đói thì rất nhiều người thiếu cái ăn, tôm cá trên sông cũng rất khó để đáp ứng đủ nhu cầu của tất cả mọi người. Hoặc là nếu có muốn đánh bắt cá thì cũng vì đói quá, không đủ sức khỏe để mà đánh bắt tôm cá.
(Ảnh minh họa)
Tôm cá là thực phẩm phổ biến, ưa chuộng của tất cả mọi người ngày nay, nhưng người xưa không coi tôm cá là lương thực chính, có thể do ảnh hưởng của tư duy thời bấy giờ nên không phải thứ gì cũng ăn được. So với việc đánh bắt tôm cá rắc rối, việc kiếm các loại thức ăn khác như đào rau rừng đơn giản hơn nhiều.
Ngoài ra, thời xa xưa nạn đói chủ yếu do hạn hán, mùa màng thất bát, sông hồ cũng không có nước nên tôm cá cũng khó phát triển.
(Ảnh minh họa)
Tất nhiên có người nói sông không có nước thì ra biển đánh bắt cá, biển không bao giờ cạn nước và thiếu cá. Nhưng mọi người nên biết rằng con người thời xưa rất đói khổ, vốn rất yếu đuối vì nạn đói cũng như không có công cụ, dụng cụ để đánh bắt cá, đối mặt với biển nước bao la quả thật là không thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ