Thân phận bí ẩn của các hoạn quan Trung Quốc bên trong Tử Cấm Thành
Phân biệt vùng miền, hoạn quan bị giết / Hoạn quan duy nhất trong lịch sử Trung Quốc được làm hoàng đế: Có hậu duệ là nhân vật nổi danh thời Tam Quốc
Trong khi Tử Cấm Thành chỉ mới được xây dựng vào triều Minh ở thế kỷ 15 thì việc áp dụng “cung hình”và sử dụng hoạn quan ở Trung Quốc đã có từ trước đó rất lâu. Kể từ triều Tùy (581 – 618) trở về trước, cung hình là một trong “Ngũ hình”dùng để trừng phạt các tội nhân của hệ thống pháp hình Trung Quốc.
Tuy nhiên, tịnh thân (thiến) cũng là cách để một người có thể được vào hầu hạ trong hoàng cung. Kể từ triều Hán (206 TCN – 220), các hoạn quan đã được tuyển chọn để phục dịch công việc hàng ngày trong nội cung. Cũng bởi thường xuyên tiếp xúc gần gũi với hoàng đế, hoạn quan có thể gây ảnh hưởng nhất định tới các quyết sách của hoàng đế cũng như có được một thế lực chính trị to lớn.
Các hoạn quan không có con cái nối dõi để truyền kế quyền lực nên không phải là mối đe dọa quá nghiêm trọng cho quyền lực của vương triều. Những vị hoàng đế quyền lực nhất thường có hàng ngàn phi tần, mỹ nữ trong nội cung. Dùng hoạn quan để hầu hạ cũng giúp họ loại bỏ mối lo các thê thiếp của mình mang thai với người khác.
Một tay che trời
Dù bị tước đi khả năng tự lập cho mình một vương triều tập quyền (không có con nối dõi), các hoạn quan vẫn hoàn toàn có thể tham gia vào việc phế lập hoàng đế. Nắm trong tay quyền lực to lớn, một số hoạn quan trở nên tha hóa, biến thành những con người tham lam, tàn nhẫn và gian hiểm. Trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc, hoạn quan thường là những vai phản diện. Rất nhiều gian thần hoạn quan có thể tìm thấy trong lịch sử Trung Quốc. Sự sụp đổ của triều Tần (221 – 206 TCN) dưới tay hoạn quan Triệu Cao là một ví dụ.
Theo như sử sách chép lại, Triệu Cao xuất thân trong một gia đình quý tộc tông thất nhà Triệu (một trong số 7 nước thời Chiến Quốc). Vì cha mẹ của Triệu Cao phạm pháp, ông cùng với huynh đệ của mình mắc tội liên đới và bị xử cung hình. Triệu Cao vốn giỏi về hình luật và và pháp lệnh nên được Tần Thủy Hoàng thu nạp về dưới trướng rồi phong cho chức “Trung xa phủ lệnh”.
Dần dần, Triệu Cao trở thành một trong những cận thần thân tín của hoàng đế. Sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà, Triệu Cao và Thừa tướng Lý Tư đã tiến hành một cuộc chính biến, bức hại thái tử Phù Tô cùng hai tướng quân thân cận của Phù Tô là Mông Điềm và Mông Nghị. Sau đó, Triệu Cao đưa con thứ của Tần Thủy Hoàng là Hồ Hợi lên ngôi làm một hoàng đế bù nhìn, tức Tần Nhị Thế.
Chỉ ba năm sau, Trần Thắng và Ngô Quảng khởi nghĩa gây ra một cuộc bạo loạn lớn. Triệu Cao nhiều lần giấu nhẹm tin bại trận, không cho Tần Nhị Thế Hồ Hợi biết rõ binh tình. Sau này, khi Lưu Bang và Hạng Vũ hai mặt tiến đánh vào Quan Trung, vì sợ tội, Triệu Cao đã bức Tần Nhị Thế phải tự sát.
Nhị Thế chết rồi, Triệu Cao lại lập Tử Anhlên làm hoàng đế mới. Tử Anh biết rõ mình chỉ là con rối trong tay Triệu Cao và sẽ sớm bị phế bỏ một khi không còn giá trị lợi dụng. Tử Anh lập mưu giết chết Triệu Cao. Nhưng các cuộc nổi dậy đã không còn có thể dập tắt được nữa. Tử Anh đầu hàng Lưu Bang, người mở cơ nghiệp cho triều Hán sau này. Chỉ 3 năm sau ngày Tần Thủy Hoàng băng hà, dưới tay Triệu Cao, cơ nghiệp nhà Tần đã mau chóng sụp đổ.
Những đóng góp
Dù bị mang nhiều tiếng xấu trong lịch sử nhưng không phải tất cả các hoạn quan Trung Quốc đều đê hèn, nham hiểm. Một số thậm chí còn có công lớn cho sự phát triển văn hóa Trung Quốc.
Giấy viết, một trong “Bốn phát minh lớn”, được một hoạn quan dưới triều Đông Hán tên là Sái Luân tạo ra. Trịnh Hòa, một hoạn quan phục vụ dưới triều hoàng đế Vĩnh Lạc nhà Minh, cũng từng chỉ huy đội tàu thương mại tiến hành những chuyến thám hiểm khắp các vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Ả Rập, Ba Tư và Đông Phi, giúp kết nối thương mại giữa Trung Quốc với các quốc gia khác.
Ngoài ra, các hoạn quan trong nội cung cũng được cho là đã có công đóng góp cho âm nhạc cung đình Trung Quốc. Hoạn quan dưới triều Minh là những người Trung Quốc đầu tiên chơi nhạc cổ điển phương Tây. Sau này, hoàng đế Càn Long nhà Thanh cũng tập hợp một dàn nhạc thính phòng bao gồm các hoạn quan mặc quần áo và đội tóc giả theo kiểu châu Âu.
Sự kết thúc của triều Thanh vào đầu thế kỷ 20 cũng đánh dấu chấm hết cho chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc. Đó cũng là dấu chấm hết cho lịch sử hoạn quan, thái giám. Năm 1924, khoảng 1500 hoạn quan cuối cùng đã bị trục xuất khỏi Tử Cấm Thành.
Những nhân chứng khi ấy kể lại rằng: các thái giám mang theo đồ đạc của mình trong những bao tải, vừa đi vừa khóc lóc thảm thương bằng một giọng the thé không giống nam, cũng chẳng phải nữ. Tháng 12/1996, Tôn Diệu Đình, hoạn quan cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc qua đời, chính thức kết thúc một truyền thống cổ xưa kéo dài nhiều thiên niên kỷ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 2 con chó nhà 'đại chiến' với rắn hổ mang chúa 'khủng' và cái kết
CLIP: Liều lĩnh tấn công sư tử, linh dương đầu bò nhận cái kết gây 'sốc'
CLIP: Người đàn ông dùng miệng ngậm rắn hổ mang nhưng cái kết mới gây chú ý
CLIP: Thấy đồng loại bị cá sấu tấn công, sư tử lao vào giải cứu và cái kết khiến người xem 'thót tim'
CLIP: Đang ân ái, lợn rừng bỏ mặc bạn tình chạy thoát thân khi bị sư tử tấn công
Chân dung vị công chúa duy nhất của Việt Nam làm hoàng hậu ở nước ngoài, khi mất được dân tôn làm thần