Thân thế người nằm dưới ngôi mộ hoa mỹ nhất Sài Gòn: Là huyền thoại nức tiếng, sở hữu sản nghiệp khủng
Các vị vua cổ đại Trung Quốc dùng người sống để chôn cùng, người sống có thể tồn tại trong lăng mộ được bao lâu? / Khai quật lăng mộ Hàm Hương, sự thật về mùi hương trời ban cuối cùng cũng được làm sáng tỏ
Ngôi mộ hoành tráng của người đàn ông này đến nay vẫn còn và được con cháu chăm sóc
Khi đi qua con hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP.HCM, nhiều người sẽ phải trầm trồ khi nhìn thấy một khu lăng mộ nguy nga, hoa mỹ. Giữa một thành phố phồn hoa, đắt đỏ như Sài Gòn, ai là người đủ tiềm lực mua hẳn một khu đất hàng trăm m2 để làm điều đó. Câu trả lời, người đó là người đứng thứ ba trong tứ đại phú hộ Sài Gòn xưa – ông Bá hộ Xường.
Khu lăng mộ của Bá hộ Xường rộng khoảng 200m2, có cả cổng, tường bao, nhà mộ, mộ phần. Nét kiến trúc Gothic nơi đây rất tinh xảo nhưng cũng mang đậm hơi thở văn hóa dân gian. Ở thời điểm nó được xây dựng, công trình này chắc chắn đã khiến người dân Sài Gòn phải choáng ngợp vì độ “chơi lớn”.
Bá hộ Xường tên thật là Lý Tường Quan (1842 – 1896). Ông là doanh nhân người Hoa thành đạt ở đất Chợ Lớn xưa. Câu thành ngữ “Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định” dùng để nhắc đến 4 người giàu có nhất Sài Gòn thời bấy giờ và ông Bá hộ Xường đứng thứ ba.
Được biết, Lý Tường Quan là người Quảng Đông, quê gốc ở Phiên Ngung, Quảng Châu. Gia đình ông đến Sài Gòn định cư vì bị nhà Thanh chèn ép. Sau này, Lý Tường Quan được gia đình cho đi học trường Tây và trở thành thông ngôn cho chính quyền Pháp.
Nhưng không lâu sau ông quyết định nghỉ việc và bắt tay vào kinh doanh. Lý Tường Quan chuyên mảng xuất khẩu thịt cá, mua đất xây biệt thự ở vùng Chợ Lớn rồi cho thuê hoặc bán lại. Độ giàu có của ông vang danh khắp nơi, vùng Nam Kỳ khi đó ai ai cũng biết tiếng.
Đáng tiếc là sau khi Bá hộ Xường qua đời, con cháu ông đã ăn tiêu hết tài sản, nay không còn được như xưa. Chỉ có khu nhà mồ độc đáo ở hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP.HCM là vẫn được giữ lại để “tôn tử tương tề đồng tâm”. Công trình đồ sộ này đến nay vẫn khiến người dân ngưỡng mộ.
Bên trong khu nhà mồ có di hài của người giàu thứ ba Sài Gòn năm xưa. Ông nằm trong cỗ quan tài lớn bằng đá xanh, dài 3,4 mét, rộng 2,2 mét, dày 0,3 mét, cao 0,8 mét. Hàng năm đến ngày 20/10 âm lịch, đám giỗ của Bá hộ Xường lại được tổ chức.
Trong khuôn viên khu lăng mộ còn có mộ của vợ Bá hộ Xường – bà Nguyễn Thị Lâu. Mộ bà Lâu nằm song song và cách nhà mộ khoảng 2 mét về phía bên phải.
Năm 2009, di tích mộ Bá hộ Xường đã được Ủy ban nhân dân TP.HCM xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Đường hầm nguyên thủy cách đây 13.000 năm ở Brazil, nghi không phải con người xây dựng
Tại sao con người chỉ ăn vây cá mập mà hiếm khi nghe nói đến việc ăn thịt cá mập? Thịt cá mập có thực sự không ngon?
CLIP: ‘Vua lì đòn’ linh cẩu đòi cướp mồi của sư tử và cái kết đắng chát
CLIP: Bị đàn sư tử tấn công, trâu rừng liều chết phản kháng đầy kịch tính
Không phải Bát Giới hay Sa Tăng, đây mới là 3 người bạn thân nhất của Tôn Ngộ Không

Tỉnh duy nhất của Việt Nam tên gọi có ba từ