Thân thế người phụ nữ duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam được mặc màu vàng giống vua
Tiểu thư nhà giàu thà chết cũng không lấy chàng trai nghèo, tì nữ nói: 'Cô không gả thì em gả!', tỳ nữ cuối cùng lại trở thành Tổng đốc phu nhân / Những vị Thái Thượng Hoàng trong lịch sử cổ đại Trung Quốc đã sống quãng đời còn lại như thế nào? Ai là người có cuộc sống hạnh phúc nhất lúc cuối đời?
Bảo Đại - vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam - dù nổi tiếng là ham chơi, phong lưu nhưng cũng từng có mối tình vô cùng sâu sắc với Nam Phương Hoàng hậu. Ngay từ lần đầu gặp gỡ, vua Bảo Đại đã phải lòng cô tiểu thư xinh đẹp, thông minh lại vô cùng cá tính.

Xuất thân là cháu ngoại của ông Huyện Sỹ - người đứng đầu trong tứ đại phú hộ lúc bấy giờ, cha cũng là điền chủ giàu có, Nam Phương Hoàng hậu được gia đình cho sang Pháp du học năm 1926 rồi về nước vào tháng 9/1932, sau khi thi đậu Tú tài toàn phần. Thế nhưng, vì theo đạo Công giáo nên chuyện tình của bà và vua Bảo Đại bị Đức Từ Cung và các đại thần phản đối. Thế nhưng bất chấp tát cả, vua Bảo Đại dõng dạc tuyên bố: "Trẫm cưới vợ cho trẫm, đâu phải cưới cho cụ Tôn Thất Hân và triều thần".

Cuối cùng, đám cưới cả hai vẫn diễn ra vào ngày 20/3/1934 dưới sự chứng kiến của quan lại triều đình và các đại diện của Pháp. Đáng chú ý, không chỉ lập tức tấn phong cho vợ mình làm Hoàng hậu, phá vỡ quy củ cũ của triều đại nhà Nguyễn là chỉ được phong Hoàng quý phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng hậu, vua còn ra một sắc dụ, "cho phép Hoàng hậu được mặc áo vàng da cam, vốn chỉ dành riêng cho Hoàng đế".
Trong lễ cưới, Nam Phương Hoàng hậu khi đó mặc trào phục màu vàng, đầu đội mũ kết trân châu bảo ngọc, đi hia mũi nhọn, tay cầm phết ngà, từ từ tiến vào, qua hai hàng quan triều thần chào đón để tiến tới trước ngai. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam hàng ngàn năm, trường hợp của Nam Phương Hoàng hậu là đầu tiên và duy nhất. Sự sủng ái của vua Bảo Đại với Hoàng hậu của mình là không có điểm dừng khi chấp nhận cả điều kiện để vợ giữ nguyên đạo Công giá, các con khi sinh ra sẽ được rửa tội theo giáo luật Công giáo và giữ đạo.
Những tưởng vua Bảo Đại rồi đây đã tìm được chân ái của đời mình nhưng thực tế thì sau 10 năm, vua đã không còn coi Nam Phương Hoàng hậu là người phụ nữ duy nhất. Ông sa đà vào các cuộc ăb chơi, mải mê sống thác loạn với các cô nhân tình của mình đến mức khi Nam Phương Hoàng hậu qua đời, ông không thể nhìn mặt người vợ chính thức của mình lần cuối.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhà thơ duy nhất Việt Nam từng làm Phó Thủ tướng, 24 tuổi đã làm Bí thư tỉnh ủy, ai cũng từng nghe tên
Đường hầm nguyên thủy cách đây 13.000 năm ở Brazil, nghi không phải con người xây dựng
Tại sao con người chỉ ăn vây cá mập mà hiếm khi nghe nói đến việc ăn thịt cá mập? Thịt cá mập có thực sự không ngon?
CLIP: ‘Vua lì đòn’ linh cẩu đòi cướp mồi của sư tử và cái kết đắng chát
CLIP: Bị đàn sư tử tấn công, trâu rừng liều chết phản kháng đầy kịch tính

Tỉnh duy nhất của Việt Nam tên gọi có ba từ