Khám phá

Thân thế vị thiền sư đầu tiên của Việt Nam, từng truyền đạo cho hoàng đế ‘khủng’ nhất Trung Quốc

Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, vị cao tăng này được xem là thiền sư đầu tiên. Ông từng sống ở Trung Quốc và truyền bá đạo Phật cho một vị vua nổi tiếng.

Gia đình hiếm hoi ở Việt Nam có bố là bác sĩ nổi tiếng, 2 con cùng đạt HCV Olympic quốc tế / Hình ảnh Việt Nam 20 năm trước trong mắt du khách, 1 địa điểm được cả thế giới biết đến

Trong hơn 300 vị quân vương củaTrung Quốc, chỉ có duy nhất một người được gọi là “thiên cổ đại đế”. Ông được mệnh danh là vị hoàng đế “khủng” nhất lịch sử nước này. Người được nhắc đến là Tôn Quyền (182 – 252), hoàng đế của Đông Ngô dưới thời Tam Quốc. Sau khi qua đời, Tôn Quyền còn được truy phong thụy hiệu Ngô thái tổ Đại hoàng đế. Ông chính là đại hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.

ton-quyen-1

Ảnh minh họa

Nhưng có thể nhiều người chưa biết, sinh thời, Ngô Quyền đã được một thiền sư người Việt Nam truyền bá đạo Phật cho. Ông chính là cao tăng nổi tiếng của Việt Nam, vị thiền sư đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử Phật giáo nước ta: Khương Tăng Hội.

Khương Tăng Hội (? – 280), là thiền sư sinh ra tại Giao Chỉ. Bấy giờ đây là tên gọi của một vùng đất thuộc nước ta. Cha mẹ Tăng Hội vốn là người nước Khương Cư, đến Giao Chỉ để buôn bán. Nhưng có luồng thông tin lại cho biết cha Tăng Hội là người Khương Cư còn mẹ là người Việt.

to-Khuong-Tang-Hoi

Năm Tăng Hội lên 10 tuổi thì cha mẹ qua đời. Ông lớn lên ở Giao Chỉ, chăm chỉ tu học, giỏi cả tiếng Phạn lẫn tiếng Hán. Năm 247, vị cao tăng đến Kiến Nghiệp - kinh đô nước Ngô (nay là Nam Kinh, Trung Quốc). Trong thời gian ở đất Trung Hoa, Tăng Hội đã truyền bá đạo Phật cho mọi người, trong đó có Tôn Quyền. Cao tăng Khương Tăng Hội không chỉ là sơ tổ thiền tông Việt Nam mà còn được coi là tổ thiền tông Trung Hoa.

thien-su-khuong-tang-hoi-3

Chuyện kể rằng sau khi Tôn Quyền mất, Tôn Hạo lên thay và bài trừ đạo Phật. Tôn Hạo phá nhiều đền chùa, cho người đến thử tài thiền sư Khương Tăng Hội. Dù vậy, cả ngày dài ròng rã vẫn không ai bắt bẻ nổi vị thiền sư. Tôn Hạo nghe tin thì đòi mời ông vào cung, trực tiếp biện luận. Trước màn đối đáp nhẹ nhàng mà thuyết phục của Khương Tăng Hội, vua lấy làm nể.

 

Tôn Hạo sau đó đã để thiền sư Tăng Hội được hành đạo, nhưng thực chất cũng chưa tin vào đạo Phật. Thậm chí có lần vị vua này còn bôi nhọ tượng Phật bằng cách đặt ở chỗ bẩn, sai người bôi phân lên, cười đùa chế nhạo: “Phật được người nối người phụng tờ như thần linh. Ta không chút kính trọng ngươi, xem ngươi làm gì được ta”.

thien-su-khuong-tang-hoi-2

Nào ngờ sau đó Tôn Hạo bỗng phát bệnh lạ, toàn thân sưng phù, đau nhức. Vị vua này đi khắp nơi cầu cứu, mong được chữa khỏi bệnh. Bấy giờ có một cung nữ khuyên ông đến chùa cầu nguyện, sám hối. Tôn Hạo liền đến gặp thiền sư Khương Tăng Hội và ăn năn kể lại tội của mình. Ông cũng sai người tắm rửa sạch sẽ cho bức tượng, đưa lên bàn thờ. Thiền sư Khương Tăng Hội thì làm lễ sám hối cho vua. Dần dần căn bệnh lạ cũng biến mất hẳn. Tôn Hạo sau lần đó sợ vô cùng, cho người sửa lại chùa Kiến Sơ mà cao tăng Tăng Hội đang tu tập.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm