Thân thế võ sư Việt Nam nổi tiếng hơn Lý Tiểu Long, là con trai Bộ trưởng, cháu ngoại đại thần nhà Nguyễn
Vì sao vịt không sợ mưa bão trong khi nhiều loài động vật phải trú ẩn? Trí tuệ sinh tồn của chúng có thể bạn chưa biết / Lộ diện hành tinh giống Trái Đất nhưng chứa điều khủng khiếp
Võ sư Hoàng Vĩnh Giang (1946 – 2021) xuất thân trong một gia đình có ông nội là đại thần nhà Nguyễn – Cao Xuân Dục, bố từng là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (giai đoạn 1947 – 1954) và Bộ trưởng Bộ Văn hóa (giai đoạn 1954 – 1976). Ngày trẻ, vị võ sư từng là vận động viên nhảy cao nam số 1 Việt Nam. Thành tích tốt nhất của ông khi đó là 1m96.
Năm 1968, võ sư Hoàng Vĩnh Giang được cử sang Đại học Thể dục Thể thao Kiev (Liên Xô) học chuyên ngành Quản lý thể thao. Ông là bạn học của chuyên gia bóng đá Trần Duy Long. Sau này, võ sư Giang trở thành người Việt Nam đầu tiên áp dụng kỹ thuật nhảy qua xà bằng lưng, đã thành công chinh phục mức xà 2m01.
Võ sư Hoàng Vĩnh Giang từng là Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic châu Á, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Olympic Việt Nam. Ông là một nhà quản lý, hoạch địch chiến lược tài ba của nền thể thao nước nhà. Đặc biệt hơn, võ sư Giang là một võ sư danh tính được xem như huyền thoại của môn phái Vịnh Xuân Quyền.
Trước khi làm Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam, ông Hoàng Vĩnh Giang từng là nổi danh với vai trò võ sư Vịnh Xuân. Tại Liên Xô, ông còn nổi bật hơn cả Lý Tiểu Long. Năm 1978, ông Giang mở lớp dạy võ Vịnh Xuân đầu tiên tại Liên Xô, có hàng chục môn sinh theo học. Trong đó có anh em Georgy Kuzmin, Vitaly Minenko và khoảng 5-6 đệ tử khác, Vladimir Ilarionov - nhà vô địch tuyệt đối Liên Xô môn Karate đến từ Leningrad, Yury Vyalkov đến từ thủ đô Alma-Ata của nước Cộng hòa Kazakhstan xa xôi...
Học trò nổi tiếng của võ sư Giang phải kể đến Vladimir Platonov, khi đó đang là Hiệu trưởng Trường Đại học Thể dục Thể thao Kiev, nơi ông Hoàng Vĩnh Giang làm nghiên cứu sinh.
Không lâu sau khi võ quán của ông Giang được mở, nhiều môn sinh biết đến tiếng tăm của ông, lần lượt kéo đến xin học. Bấy giờ Moskva đang có phong trào học võ phương Đông, lớp học của ông thu hút rất nhiều người đến bái sư.
Học phí võ sư Giang thu không chỉ để kiếm sống hay làm của riêng mà được dùng để mua lại các trang thiết bị, dụng cụ tập luyện thể thao của Trường Đại học Thể dục Thể thao Kiev. Sau này về Việt Nam, ông mang theo 2 containerchứa đầy trang thiết bị môn Đấu kiếm, Boxing, Judo, Đấu vật, Karate... trị giá ước tính khoảng 15 cây vàng để tặng cho ngành Thể thao nước nhà.
Khi về nước, võ sư Hoàng Vĩnh Giang cũng đưa môn đấu kiếm về theo, mở đường cho môn thể thao này phát triển ở nước ta. Sau này đến lượt Judo, đấu vật, Boxing cũng được vị võ sư khôi phục lại. Võ sư Giang được đánh giá là người đi trước đón đầu, giúp thể thao Việt Nam có bước nhảy vọt tại SEA Games 22, tạo đà vươn ra đấu trường khu vực, châu lục nhiều năm sau.
Ông chính là người đã đưa các HLV nổi tiếng Phan Hán Quang, Trần Húc Hồng, Ngô Thanh Vỹ, Lư Kiến Thành, Giả Quảng Thác, Suhartono, K. Pizma, N. Alexev… đến với Việt Nam.
Cho đến nay, võ sư Hoàng Vĩnh Giang vẫn là người duy nhất của thể thao Việt Nam được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2006). Ngoài ra, ông còn từng nhận danh hiệu Công dân ưu tú của Thủ đô vào năm 2010, nhận Huân chương Lao động hạng Nhì vào năm 2004.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Vị tướng kém tiếng tiêu diệt con cháu của Gia Cát Lượng, Trương Phi: Nhận cái kết thê thảm bậc nhất Tam Quốc
Khi bị đánh vì mắc lỗi, con chó không phản kháng, lý do đằng sau sẽ khiến bạn suy ngẫm
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà