Con đường 200 năm tuổi của Việt Nam vừa được phát lộ, giới chuyên gia sững sờ tìm thấy loạt mộ cổ
Tại sao vua thời Tống lại không mặc long bào với họa tiết rồng, biểu tượng quyền lực tối thượng của các hoàng đế xưa? / Vị vua có thân hình "quá khổ", mỗi ngày tiêu thụ đến 10kg thịt khiến ngai vàng cũng bị lún, sủng hạnh phi tần còn cần có người giúp đỡ
Báo Lao Động đưa tin, UBND huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình vừa qua đã có động thái đáng kể trong việc khôi phục một phần con đường “thiên lý Bắc – Nam”, nối từ đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh lên di tích Hoành Sơn Quan. Con đường có tuổi đời 200 năm tuổi này suốt hàng chục năm qua chìm trong cỏ cây, nay đã được phát quang, phục hồi nguyên trạng. Người dân địa phương và giới sử học cũng tìm đến đây nhiều hơn trước.
>> Xem thêm: CLIP: Trăn tập kích từ dưới nước, đoạt mạng linh dương trong chớp mắt
Ảnh minh họa.
Đoạn đường “thiên lý Bắc – Nam” vừa được phát lộ dài hơn 1 km, gồm 1.000 bậc đá cổ, được xây dựng và tồn tại dưới thời nhà Nguyễn. Con đường này được tạo ra men theo triền núi, có điểm khởi đầu ở bia Hạ Mã, trước cổng đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch). Sau khi chạy xuyên qua rừng, đường dẫn đến đỉnh đèo Ngang, nơi có Hoành Sơn Quan (công trình lịch sử quan trọng trên tuyến đường qua Hà Tĩnh).
>> Xem thêm: Các nhà nghiên cứu phát hiện loài động vật mới chỉ có duy nhất ở Việt Nam mà khoa học chưa biết đến
Theo chia sẻ của lực lượng chức năng, khi phát quang họ phát hiện có khá nhiều dấu tích lịch sử trên đoạn đường này. Cụ thể, đó là những ngôi mộ cổ xây bằng đá và các bậc thang đá cổ. Theo nhiều vị cao niên ở địa phương, nhiều khả năng những ngôi mộ cổ này là của binh lính xưa, người từng canh giữ cổng Hoành Sơn Quan. Khi mất đi, những người lính này được chôn cất bằng đá, thể hiện sự tôn kính, gìn giữ quá khứ.
>> Xem thêm: Lý do Khang Hi có tận 35 người con trai nhưng ngai vàng lại thuộc về Ung Chính - con thứ của phi tần
Theo ông Trần Quang Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch, việc khôi phục đường “thiên lý Bắc – Nam” có ý nghĩa lịch sử rất lớn, cũng là bước tiến quan trọng trong bảo tồn di tích lịch sử văn hóa hiện tại, phát triển du lịch trong tương lai. Đặc biệt, việc khôi phục con đường này còn làm sáng tỏ thêm nhiều khía cạnh về khảo cổ chưa được biết đến ở Hoành Sơn Quan và các khu lân cận.
>> Xem thêm: Thần đồng ‘chung chồng’ với Võ Tắc Thiên: 5 tháng biết nói, 4 tuổi thạo thi thư
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tại sao trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn lại có thể lơ lửng trong không gian mà không rơi?
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi