Thần tướng Việt Nam giúp Tần Thủy Hoàng giữ nước, được Cao Biền ngưỡng mộ lập đền thờ
Thủy Kính tiên sinh biết trước quân Lưu Bị sẽ diệt vong vẫn nhất quyết tiến cử Gia Cát Lượng: Lý do rất đơn giản! / Cuộc đời bi thảm của hoàng hậu tỏa mùi thơm như Hàm Hương, bị chồng bắt lột đồ trước mặt hàng trăm người đàn ông
Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc (221 TCN). Ông có vị trí vô cùng quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Có thể nhiều người không biết, từng có một vị tướng Việt Nam làm việc dưới trướng Tần Thủy Hoàng, được vị hoàng đế này vô cùng trọng dụng, nể phục vì tài giỏi. Ông là Lý Ông Trọng.
Ảnh minh họa.
Lý Ông Trọng có tên khác là Lý Thân, quê ở làng Chèm (nay thuộc Nam Từ Liêm, Hà Nội). Ông sống vào cuối thời Hùng Vương, những năm đầu Thục phán An Dương Vương (thế kỷ thứ III TCN). Trong “Lĩnh Nam chích quái”, Lý Ông Trọng được mô tả là một người sinh ra đã có vóc dáng cao to, khí chất phi phàm. “Đại Việt sử ký toàn thư” thậm chí còn mô tả ông cao 2 trượng 3 thước (gần 2 mét).
Lý Ông Trọng từng giúp An Dương Vương đánh đuổi quân Tần (năm 208 TCN), sau đó được cử đi sứ ở Tần quốc. Thấy Lý Ông Trọng tài năng, Tần Thủy Hoàng liền phong làm võ tướng, giao cho chức “Tư lệnh hiệu úy” (chức quan võ cao nhất triều đình nhà Tần bấy giờ). Ông được lệnh đến Lâm Thao (tỉnh Cam Túc ngày nay) để trấn giữ.
Theo sử sách, nhà Tần thời đó gặp nhiều phiền nhiễu vì quân Hung Nô ở biên giới phía Bắc quấy nhiễu. Tần Thủy Hoàng đã lệnh cho Lý Ông Trọng cầm quân đi đàn áp địch. Với năng lực của mình, Lý Ông Trọng nhanh chóng dẹp yên mọi chuyện, quận Hung Nô sau đó không dám ho he một chút nào.
Sau nhiều năm ở Trung Quốc, Lý Ông Trọng xin được về thăm quê nhà. Vua Tần đồng ý rồi ban tước Vạn Tín hầu cho ông. Hung Nô biết tin liền mang quân sang Trung Quốc quấy nhiễu lần nữa. Ngay lập tức Tần Thủy Hoàng phải phái người đến Âu Lạc mời Lý Ông Trọng về gấp.
Lý Ông Trọng lúc đó không còn muốn rời xa quê hương nên từ chối. Thậm chí ông còn giả chết để không phải đi. Vua Tần không tin, tuyên bố phải nhìn thấy xác mới tin, nếu không sẽ mang quan sang tấn công Âu Lạc. Để đất nước không rơi vào cảnh chiến tranh, mình cũng không phải phục vụ cho nước khác, Lý Ông Trọng đã quyên sinh trong rừng.
Trước tình cảnh đó, Tần Thủy Hoàng đành lệnh cho quân lính đúc tượng đồng Lý Ông Trọng, đặt tại cửa Tư Mã, kinh đô Hàm Dương để “dọa” quân Hung Nô. Mỗi khi chúng kéo đến, binh lính lại đẩy cho tượng di chuyển, khiến chúng từ xa ngờ đây là người thật. Vì Hung Nô vốn đã quá ám ảnh với Lý Ông Trọng nên chúng “nhìn gà hóa cuốc”, tin là thật mà sợ hãi lui quân.
Về phần Lý Ông Trọng, năm 860, Cao Biền của nhà Đường đã sửa đền, tạc tượng, tôn ông là Lý hiệu úy vì quá ngưỡng mộ con người vị tướng này. Ngôi đền thờ ông hiện nằm tại xã Thụy Hương, huyện Từ Liêm (làng Chèm ngày nay).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?