Thành Cát Tư Hãn qua đời vì trúng mũi tên độc?
Thành Cát Tư Hãn nổi tiếng của đế chế Mông Cổ qua đời vào tháng 8/1227. Nguyên nhân cái chết của vị hoàng đế này cho đến nay vẫn là một bí ẩn. Trong số này nổi bật là giả thuyết Thành Cát Tư Hãn qua đời vì trúng mũi tên độc.
Sự thật về cây gai cua đẹp nhưng độc, có ở Việt Nam / 'Phượt thủ' bò trốn thoát, lang thang khắp nơi khiến chủ khốn đốn
Là một trong những hoàng đế có tài cầm quân nổi tiếng lịch sử thế giới, Thành Cát Tư Hãn đưa Mông Cổ trở thành đế chế lớn thứ hai lịch sử.

Nhờ tài cầm quân của Thành Cát Tư Hãn, vào thời hưng thịnh, đế chế Mông Cổ trải dài 16% diện tích của Trái Đất (khoảng hơn 31 triệu km2).

Vào tháng 8/1227, Thành Cát Tư Hãn qua đời. Nguyên nhân cái chết của ông là bí ẩn lớn và gây tranh cãi.

“Nguyên sử” do chính Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương hạ chiếu biên soạn năm 1368 có nói về cái chết của Thành Cát Tư Hãn là do bệnh nặng.

Tuy nhiên, trong suốt nhiều năm qua, cái chết của Thành Cát Tư Hãn khiến giới chuyên gia và dư luận vô cùng tò mò. Theo đó, nhiều giả thuyết được đưa ra để lý giải cái chết của vị hoàng đế nổi tiếng đế chế Mông Cổ.

Một trong những giả thuyết nhận được sự chú ý của công chúng là Thành Cát Tư Hãn chết vì trúng mũi tên độc.

Cụ thể, nhà thám hiểm người Italy Marco Polo (1254 - 1324) đã đặt chân đến Trung Quốc vào năm 1275. Thời điểm Marco Polo đến Trung Quốc chính là thời điểm nguyên Thế tổ Hốt Tất Liệt chấp chính.

Trong “Marco Polo du ký”, nhà thám hiểm người Italy có nói về nguyên nhân cái chết của Thành Cát Tư Hãn.

Khi tấn công ải Thái Tân của Tây Hạ, Thành Cát Tư Hãn bị trúng tên của quân địch. Mũi tên trên có tẩm chất độc nên khiến Thành Cát Tư Hãn bị trúng độc nghiêm trọng.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đại tá Bùi Quang Thận – Người cắm cờ giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975
CLIP: Mãn nhãn trước màn tử chiến gay cấn của rắn hổ mang chúa và trăn gấm
CLIP: Cho sư tử ăn, người quản thú bất ngờ bị chúa sơn lâm tấn công và cái kết 'thót tim'
Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Bị đàn cá sấu vây hãm, linh dương đầu bò vẫn có màn 'lội ngược dòng' khó tin
Cột tin quảng cáo