Ẩn ý đằng sau hành động uống rượu đập bát của cổ nhân Trung Hoa
Vô tình chụp được ảnh người ngoài hành tinh trên máy bay / Kyrgyzstan: 20.000 phụ nữ là nạn nhân hủ tục 'cướp vợ' mỗi năm
Nếu thường xuyên theo dõi những bộ phim cổ trang Trung Quốc, khán giả sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh người xưa thường đập bát sau mỗi lần uống rượu.
Trên thực tế, việc làm tưởng như kỳ lạ và lãng phí này từng xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử Trung Hoa và thậm chí còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa hết sức thâm sâu.
Khởi nguồn của trào lưu uống rượu đập bát trong lịch sử Trung Hoa
Nhân vật từng cả gan hành thích Tần vương là Kinh Kha cũng chính là người đầu tiên mở ra "trào lưu" uống rượu đập bát trong lịch sử Trung Quốc. (Tranh minh họa).
Tương truyền rằng người khởi đầu cho "trào lưu" uống rượu đập bát trong lịch sử Trung Hoa chính là nhân vật từng cả gan ám sát Tần vương nhưng bất thành – Kinh Kha.
Theo đó, năm xưa khi được Thái tử Đan của nước Yên chọn làm người đi ám sát Tần vương Doanh Chính, Kinh Kha trước khi lên đường đã được đích thân Thái tử tiễn biệt.
Trên con đường đưa tiễn năm ấy, Kinh Kha biết bản thân một khi đã nhận nhiệm vụ này thì khó có ngày an toàn trở về.
Trong giây phút từ biệt thê lương, ông đã uống cạn bát rượu mà Thái tử đưa tới, sau đó thẳng tay đập vỡ chiếc bát để thể hiện tinh thần quyết tâm liều chết, tình nguyện hy sinh vì đại cục.
Hành động uống rượu đập bát của Kinh Kha khi ấy đã thay ông nói lên tiếng lòng của một người không tiếc hy sinh bản thân mình vì quốc gia, dùng tính mạng của mình để cứu vãn hy vọng sống còn của Yến quốc.
Tinh thần của Kinh Kha năm ấy quả thực khó ai sánh kịp, mà hành động uống rượu đập bát của ông sau đó cũng không ngừng được người đời sau… bắt chước.
Muôn vàn ý nghĩa sâu xa của hành động uống rượu đập bát
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Sau này, uống rượu đập bát vẫn được truyền lưu hết sức rộng rãi. Điểm đáng nói hơn cả là hàm ý của việc làm này càng lúc càng trở nên phong phú.
Ban đầu, đó chỉ là hành động được các binh lính thực hiện vào thời điểm trước khi xông pha một nhiệm vụ khó khăn hoặc trước khi khởi hành ra chiến trường.
Điểm đáng nói nằm ở chỗ, chiếc bát thời xưa không chỉ dùng để uống rượu mà còn để ăn cơm. Cho nên các chiến sĩ trước khi lên đường sẽ đem bát đập vỡ, nhằm biểu thị sau này không cần dùng nó để ăn cơm nữa, ngụ ý rằng trước mắt sẽ là trận tử chiến, người ra đi chưa chắc đã có ngày trở lại.
Hành động oanh liệt này vừa cổ vũ cho tinh thần chiến đầu, cũng vừa đại biểu cho ý chí sẵn sàng hy sinh để giành chiến thắng.
Đặc biệt, ở vào thời điểm toàn quân cùng uống rượu đập bát, hành động ấy sẽ phát ra một sức mạnh uy chấn, khiến cho lòng người trở nên phấn chấn, đồng thời kích thích ý muốn cầu sinh, khiến họ càng nỗ lực chiến đấu và càng dễ dàng đạt được thắng lợi.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Sau đó, uống rượu đập bát còn trở thành thói quen của các đao phủ mỗi khi lên pháp trường.
Theo đó, những đao phủ này trước khi chém đầu các phạm nhân đều sẽ uống cạn nửa bát rượu, tiếp đó đập vỡ chiếc bát rồi mới tiến hành hành hình.
Bát rượu này được biết tới với tên gọi là "rượu đoạn đầu", ngụ ý hy vọng vong linh phạm nhân có thể thanh thản xuống suối vàng, linh hồn không mang oán hận mà vất vưởng ở chốn nhân gian.
Ngoại trừ những ý nghĩa nói trên, hành động uống rượu đập bát cũng có khi còn thể hiện hy vọng được sống sót để trở về đoàn tụ của những người ra trận.
Bởi chữ "vỡ" (碎) trong tiếng Trung đồng âm với chữ "tuổi" (岁). Cho nên hành động này được cho là thể hiện hy vọng có thể kéo dài tuổi thọ, cũng đồng nghĩa với khát vọng chiến thắng trở về.
Từ những minh chứng trên đây, không khó để nhận thấy việc làm uống rượu đập bát của cổ nhân thực chất ẩn chứa rất nhiều hàm ý sâu sắc.
Đây cũng chính là lý do mà hành động này chẳng những được truyền lưu rất lâu trong dòng chảy của lịch sử Trung Hoa mà cho tới ngày nay vẫn nhiều lần được tái hiện trong các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là các bộ phim truyền hình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào