Thành phố kỳ lạ suốt nghìn năm không trồng nổi 1 cây xanh nào, chuyện gì đã xảy ra?
Thành phố 2.000 năm có nhiều thứ 'như thế kỷ XXI' / Thành phố cổ vẹn nguyên dưới đáy hồ
Thành phố mà chúng tôi đang nói đến ngày hôm nay chính là Nagqu. "Nagqu" trong tiếng Tây Tạng có nghĩa là "Sông đen, nước đen". Nagqu là một thành phố cấp tỉnh ở khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc. Mặc dù Nagqu có diện tích tới hơn 450.000 km2 nhưng dân cư của thành phố này chỉ chưa đầy 400.000 người. Nagqu là một thành phố với động vật hoang dã, đồng cỏ hoang sơ và văn hóa nông thôn vẫn được giữ nguyên vẹn, có thể nói đây là thiên đường cho động vật hoang dã.
Không hề có sự sống của cây cối tại Nagqu trước đâyNhưng ở một vùng có nguồn nước dồi dào và đất đai màu mỡ như vậy lại không có một cây cối nào, dù dùng phương pháp cấy ghép nào thì cây cối ở đây cũng không thể tồn tại được, điều này khiến nhiều người rất hoang mang. Sau khi điều tra và phỏng vấn kỹ lưỡng với người dân địa phương, cuối cùng các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra 3 nguyên nhân khó khăn khiến cây trồng không thể phát triển ở đây.
Lớp băng vĩnh cửu
Yếu tố đầu tiên cản trở sự phát triển của cây cối là do lớp băng vĩnh cửu ở Nagqu. Nagqu nằm trên cao nguyên Tây Tạng, là một trong những khu vực có lượng băng vĩnh cửu phân bổ lớn nhất Trung Quốc. Khí hậu ở đây quá lạnh giá nên băng khó tan và cây không thể ra rễ.
Ở những vùng có đất đóng băng, nước trong đất đóng băng và tan chảy liên tục theo mùa khiến rễ cây khó hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.
Hơn nữa, nhiệt độ đất và lòng đất vẫn rất thấp, điều này trực tiếp dẫn đến khả năng vận chuyển nước của hệ thống rễ cây bị suy yếu và không có khả năng cung cấp lượng nước và chất dinh dưỡng cho phía trên. Hiện tượng này còn được gọi là hiện tượng mất nước sinh lý ở thực vật. Khi cây bị mất nước sinh lý lâu ngày, nước và chất dinh dưỡng trong đất không được cây hấp thụ, trực tiếp dẫn đến thảm thực vật bị cạn kiệt và chết.
Gió quá mạnh
Lý do thứ 2 đó là cây cối khó lòng tồn tại ở Nagqu vì gió quá mạnh. Đây là kiểu thời tiết điển hình ở cao nguyên Tây Tạng. Trên địa hình đồi núi cao nguyên, những cơn gió dữ dội là hiện tượng thường thấy. Vào mùa đông, Nagqu bị những cơn gió lớn hoành hành.
Các lối đi tự nhiên hình thành giữa những ngọn núi càng làm tăng sức gió. Bao nhiêu loài thực vật có thể sống sót qua những đợt gió này? Cây lớn sẽ bị quật ngã, còn cây non mới trồng dễ chết sau khi gặp phải cơn gió mạnh như vậy.
Hàng năm, cứ từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thành phố bước vào thời kỳ khô hạn. Khi đó, gió lớn mang theo cát và bụi. Các chuyên gia cho biết, sức gió thời điểm này mạnh tới mức có thể khiến những cây si khổng lồ bật gốc. Vào mùa gió, thảm thực vật tại đây sẽ "biến mất không còn dấu vết".
Hàm lượng không khí loãng
Ngoài hai nguyên nhân trên, còn một nguyên nhân khác không thể bỏ qua, đó là khu vực Nagqu nằm ở độ cao lớn và hàm lượng oxy trong không khí cực kỳ loãng.
Trong quá trình sinh trưởng, thực vật cũng cần rất nhiều oxy để nuôi dưỡng nhưng môi trường sinh trưởng ở huyện Nagqu không thể đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng cơ bản của thực vật.
Nhìn toàn bộ khu vực huyện Nagqu, toàn bộ thảm thực vật chỉ là đồng cỏ và rải rác một vài bụi cây ngắn. Có thể thấy, những cây bụi nhỏ ở huyện Nagqu khó có thể đáp ứng được nhu cầu oxy.
Hơn nữa, khi trồng cây nhân tạo, khí hậu lạnh và lượng oxy loãng ở vùng núi cao gây trở ngại lớn cho công nhân trồng cây ở huyện Nagqu, khiến quá trình trở nên khó khăn hơn.
Tuy nhiên, người dân Nagqu vẫn không tin vào sự thực này. Chính quyền thành phố mong muốn tìm ra một cách để giải quyết tình trạng này. Họ thậm chí còn treo thưởng tới 300.000 NDT (hơn 1 tỷ đồng) cho ai trồng thành công 1 cây xanh ở Nagqu.
Các nhà nghiên cứu khoa học Trung Quốc đã cùng thực hiện 1 dự án trồng cây tại đây. Trước tiên, họ đã trồng thử nghiệm trên 2 mẫu đất. Họ đã chọn ra các loại cây có thể chịu được lạnh và gió như cây sơn liễu, cây bách, cây sa mu, vân sam để trồng.
Sau những thử nghiệm thất bại ban đầu, các nhà khoa học đã xây các tấm năng lượng mặt trời để sản xuất điện truyền xuống mạng lưới dây đồng được đặt trên mặt đất nhằm sinh nhiệt. Nhiệt độ của đất tăng lên giúp cho lớp băng tan chảy để kích thích mọc rễ cây. Cuối cùng chúng đã được lai tạo thành công.
Theo thống kê, tỷ lệ sống của những cây giống ở cơ sở khảo nghiệm tại Nagqu đã đạt tới 75%. Với người dân Nagqu thì đây đúng là ''kỳ tích ngàn năm có một".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Vén màn lý do Doãn Chí Bình làm nhục Tiểu Long Nữ nhưng lại không bị Dương Quá trả thù