Tháp bà Ponagar: Kiệt tác kiến trúc của người Chăm
Chiêm ngưỡng 7 kiệt tác kiến trúc nhà thờ Hồi giáo trên thế giới / “Lâu đài đất nung” - Kiệt tác sáng tạo của tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc
Nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ ở cửa sông Cái tại Nha Trang, tháp Chăm Ponagar (tên đầy đủ là Yang Po Inư Nagar) là một trong những khu đền tháp Chăm Pa có quy mô lớn và đẹp nhất còn được gìn giữ ở Việt Nam.
Theo các nhà nghiên cứu, nhóm tháp Chăm này được xây dựng và tu bổ qua nhiều thời kỳ, từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 12, thời kỳ đạo Hindu đang cường thịnh khi Chăm Pa ở trong giai đoạn có tên gọi là Hoàn Vương Quốc.
Tổng thể kiến trúc của tháp Ponagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên. Tầng đầu tiên ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đó có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa.
Tầng giữa hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1 mét và cao hơn 3 mét. Ở hai bên các dãy cột lớn có 12 cột nhỏ và thấp hơn, tất cả nằm trên một nền bằng gạch cao hơn 1 mét. Dựa vào cấu trúc này người ta cho rằng đây vốn là một tòa nhà rộng lớn có mái ngói, là nơi để khách hành hương nghỉ giải lao và sắm sửa lễ vật trước khi lên dâng cúng ở các điện bên trên. Từ tầng giữa này, lại có một dãy bậc thang bằng gạch dốc hơn dẫn lên tầng trên cùng (nay đã hư hại và không còn sử dụng được).
Tên gọi “tháp Ponagar” được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 mét.
Tương truyền, dưới vương triều Panduranga, người Chăm xây dựng các đền tháp trên đồi Cù Lao ở xứ Kauthara để thờ Nữ thần Ponagar, mẹ xứ sở của người Chăm - tên thường gọi là Tháp Bà Ponagar. Các tháp được xây dựng bằng nguyên liệu gạch với những trang trí nghệ thuật bằng các chất liệu đá và gốm.
Khu đền tháp được xây dựng ở vị trí cao nhất của ngọn đồi Cù Lao, gồm 4 công trình. Trong đó có tháp đông bắc (tháp chính); tháp đông nam (tháp cố); tháp nam (tháp ông) và tháp tây bắc (tháp cô cậu).
Theo các nhà nghiên cứu, tháp chính khoảng 23 m (cao nhất), được xây dựng lần đầu tiên vào các năm 813-817. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, tháp đã được xây dựng lại vào khoảng giữa thế kỷ 11. Tháp chính đặt tượng thờ nữ thần Ponagar - là phần hồn của cụm tháp cổ.
Trên vòm cửa của tháp chính là tấm phù điêu bằng đá hình lá thể hiện thần Shiva với 4 cánh tay đang múa, hai bên có hai nhạc công thổi sáo, chân phải Shiva đặt trên lưng bò thần Nandin. Phù điêu có niên đại thế kỷ 11 và là một trong những tấm phù điêu đẹp nhất của văn hóa Chămpa còn lưu giữ ở Việt Nam.
Trải qua hàng nghìn năm, một số chi tiết ở tháp Chăm cổ vẫn giữ gần như nguyên vẹn.
Các bia ký Chăm cổ vẫn còn được lưu giữ gần như nguyên vẹn.
Các nhà khoa học cho rằng người Chăm xưa nung gạch rồi mới đem xây dựng các đền tháp, sau đó mới chạm trổ hoa văn trên tường. Dẫn chứng như gạch có dấu vết chạm trổ dang dở còn được lưu giữ ở Mỹ Sơn (Quảng Nam) và Dương Long (Bình Định).
Tuy nhiên, đó chỉ là một trong nhiều giả thuyết được đưa ra, còn trên thực tế phương thức nung gạch và kỹ thuật xây dựng tháp Chăm vẫn còn là bí ẩn.
Vào dịp từ 25-27/4 (20-23/3 Âm lịch) hàng năm, rất đông đồng bào Chăm ở các tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Thừa Thiên - Huế, TP Hồ Chí Minh... hành hương về Tháp Bà Ponagar dự lễ hội tưởng nhớ công ơn của Thiên Y Ana Thánh Mẫu - người được cư dân Chăm gọi là Po Inư Nag, người mẹ xứ sở đã có nhiều công lao giúp dân, đem lại những điều tốt lành và hạnh phúc cho họ.
Ngày nay, di tích Tháp Bà Ponagar là điểm thăm quan không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước khi đến Nha Trang.
Theo ông Nguyễn Tuấn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa, trung bình mỗi ngày di tích Tháp Bà Ponagar đón hơn 1.000 du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Trong ảnh, thiếu nữ Chăm biểu diễn điệu múa truyền thống phục vụ du khách trong khuôn viên di tích.
"Thật đáng ngưỡng mộ. Tôi đi du lịch rất nhiều nơi nhưng công trình hàng nghìn năm, độc đáo như tháp Ponagar rất ít. Thật kỳ vĩ và tuyệt vời", chị Ivanka, du khách người Nga, bày tỏ.
Các du khách chụp hình với những cô gái Chăm.
Đã đặt chân đến thành phố biển xinh đẹp này, ai ai cũng nên một lần tìm đến khu di tích Tháp bà Ponagar Nha Trang để tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc, giá trị văn hóa tâm linh của người Chăm xưa.
Tháp Bà Ponagar mở cửa đón khách quanh năm, vì vậy khi lên kế hoạch tới Nha Trang, du khách có thể ghé thăm nơi này bất cứ lúc nào. Giá vé tham quan là 10.000 đồng
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ