Thêm bằng chứng chỉ ra thủ phạm đã hủy diệt tộc "Hobbit" huyền thoại chính là con người hiện đại
Top 10 giống chó đắt nhất thế giới năm 2018 / Chân dung đẹp hiếm có của các tộc người cuối thế kỷ 19
Với các fan của loạt phim "Chúa nhẫn" (The Lord of the Rings), cái tên Hobbit chẳng có gì xa lạ. Đó là chủng tộc tí hon huyền thoại, có vai trò quan trọng xuyên suốt câu chuyện.
Nhưng ít người biết rằng, Hobbit cũng là tên của một chủng tộc người lùn có thật. Đó là tộc Homo floresiensis, với chiều cao chỉ chưa đầy 1m và bộ não nhỏ bằng cỡ tinh tinh hiện đại ngày nay. Và đương nhiên, bộ tộc này đã tuyệt chủng từ lâu rồi.
Hobbit trong phim và tộc H. floresiensis ngoài đời (bản dựng lại từ khoa học)
Dấu vết về tộc H. floresiensis được tìm thấytại hang Liang Bua trên đảo Flores của Indonesia vào năm 1965, nhưng được đưa ra trong các báo cáo vào năm 2004.Được biết, mọi sinh vật trên hòn đảo này dường như chịu ảnh hưởng của hiện tượng... lùn hóa. Không chỉ con người, mà ở đó còn có những giống voi tý hon.
Trước kia, người ta cho rằng người Hobbit đột nhiên biến mất từ 13.000 năm trước. Đến năm 2016, các bằng chứng lại cho thấy thời điểm người H. floresiensis biến mất là 50.000 năm trước, trùng khớp giai đoạn người hiện đại xuất hiện, và từ đó dấy lên giả thuyết chính con người ngày nay đã hủy diệt chủng tộc được xem là huyền thoại này.
Và theo một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Human Evolution, nguyên nhân khiến người Hobbit tuyệt chủng vào khoảng 50.000 năm trước là một bộ 3 thảm họa, trong đó có con người.
Hang động Liang Bua - nơi tìm thấy dấu vết người Hobbit
Ở giai đoạn này, các loài thú cỡ lớn của hòn đảo cũng chết dần chết mòn, bao gồm loài "voi lùn" chỉ to bằng con bò, 2 loài chim cỡ lớn tựa kền kền, và rồng Komodo.
"Lý do tại sao 5 loài (cả người Hobbit) cũng biến mất thực sự rất đáng chú ý," -Thomas Sutikna từ ĐH Wollongong (Úc) cho biết. "Biến đổi khí hậu, núi lửa phun trào, và sự xuất hiện của người hiện đại chính là nguyên nhân."
Để có được kết quả này, các chuyên gia đã xét nghiệm xác hơn 284.000 cá thể động vật, cùng 10.000 mảnh công cụ bằng đá tại khu vực này. Lớp đất tại đây cho thấy đã từng có một vụ núi lửa phun trào rất mạnh vào khoảng 50.000 năm trước, thải ra một bụi khí và đá cực nóng, giống như thứ đã gây ra thảm họa Pompeii tại Hy Lạp.
Theo Sutikna, vụ phun trào có thể đã giết chết rất nhiều người H. floresiensis nhưng chưa đủ để khiến họ tuyệt diệt. Bởi lẽ hệ sinh thái đã nhanh chóng hồi phục chỉ sau vài thập kỷ.
Một nguyên nhân khác được đưa ra là toàn bộ hệ sinh thái tại đây đã thay đổi một cách bất chợt. Sự thay đổi ấy lại trùng với thời điểm người hiện đại Homo sapien đến đây. Và với quá nhiều sự thay đổi, thì câu chuyện tuyệt chủng của người Hobbit là không thể tránh khỏi.
Người H. floresiensis thường làm các vật dụng bằng đá núi lửa, trong khi người hiện đại thì thích dùng đá phiến hơn. Vậy mà các vật dụng bằng đá phiến lại xuất hiện trong giai ddoạn này thì có 2 khả năng: một là người H. floresiensis đã rời đảo rồi trở lại với các vật dụng mới, và hai là người hiện đại mã mang chúng đến.
Nếu vế thứ 2 đúng, người hiện đại nhiều khả năng đã săn cả 4 loài vật lớn nhất ở đây đến mức tuyệt chủng, hoặc phải... bỏ xứ mà đi như rồng Komodo. Còn người Hobbit, khi không có thức ăn, cộng thêm thảm họa núi lửa thì họ cũng chết dần chết mòn, vĩnh viễn biến mất trên bản đồ lịch sử thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cá duy nhất trên thế giới không ai bắt được khi còn sống: Dài đến 9m, được yêu thích ở Việt Nam
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
Y học Ai Cập cổ đại đã biết điều trị ung thư từ 4000 năm trước? Dấu vết điều trị 'ung thư' gây sốc được tìm thấy
Hai người nông dân đi bắt ốc từng vô tình đào được cây gỗ quý hàng đầu Việt Nam: Dài 15m, có tuổi đời khoảng 100 năm