Khám phá

Thói quen lạ lùng của loài cá voi lưng gù: Thích 'làm anh hùng' cứu sống con mồi trong cuộc đi săn của cá voi sát thủ

Giữa cá voi lưng gù và cá voi sát thủ có mối thù gì, tại sao loài động vật to lớn này lại thích gây rắc rối cho cá voi sát thủ?

Cận cảnh sự tình tứ của cá voi trắng trước khi giao phối / Nghĩa địa cá voi quý hiếm dưới đáy đại dương Nam Cực

Cá voi lưng gù (tên khoa học: Megaptera novaeangliae) là loài sinh vật khổng lồ lang thang trong đại dương bao la, trưởng thành có thể dài hơn chục mét và nặng gần 30 tấn. Giống như nhiều thành viên trong họ cá voi tấm sừng hàm, chúng ăn chủ yếu các loài giáp xác nhỏ như nhuyễn thể.

Nhìn vào những đặc điểm này, bạn có thể đoán rằng cá voi lưng gù giống như những kẻ to xác tốt bụng và hào phóng, không lo lắng về thế giới, chỉ thích tự do lang thang trên biển và tận hưởng thời gian trôi qua. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cho thấy cá voi lưng gù là loài động vật thích “giúp đỡ kẻ yếu” – chúng dường như đặc biệt thích “cứu giúp” con mồi của cá voi sát thủ (tên khoa học: Orcinus orca).

Thói quen lạ lùng của loài cá voi lưng gù: Thích
Ảnh minh hoạ.

Giữa cá voi lưng gù và cá voi sát thủ có mối thù gì, tại sao loài động vật to lớn nổi tiếng hiền lành này lại muốn gây rắc rối cho cá voi sát thủ?

Robert L. Pitman đến từ Trung tâm Khoa học Thủy sản Tây Nam ở California, Mỹ và nhóm nghiên cứu lớn của ông đã cùng nhau tìm hiểu xung đột giữa cá voi lưng gù và cá voi sát thủ.

Không giống như cá voi lưng gù, cá voi sát thủ là loài ăn thịt hung dữ thường di chuyển cùng nhau và vồ lấy con mồi như một bầy sói. Những “thợ săn” này có thể được chia thành hai loại, một loại chủ yếu săn cá, trong khi loại kia chủ yếu săn các động vật có vú ở biển - chẳng hạn như hải cẩu, và thậm chí cả cá voi lớn chưa trưởng thành. Pittman và các đồng nghiệp đã biên soạn một bản thống kê chi tiết gồm 115 cuộc xung đột giữa cá voi sát thủ và cá voi lưng gù trong thời gian 1951-2012, lấy tư liệu được cung cấp từ ít nhất 54 người ghi chép về hiện tượng này trên toàn thế giới, trong đó bao gồm các nhà nghiên cứu có chuyên môn và ngườiyêu thíchcá voi.

“Giữa đường gặp bất bình, ra tay tương trợ”

Nhóm nghiên cứu phát hiện trong 95% trường hợp can thiệp của cá voi lưng gù, mục tiêu của các cuộc tấn công của cá voi sát thủ đều là động vật có vú. Chúng thậm chí sẽ đến từ cách xa hàng ngàn mét để cản trở việc săn mồi của cá voi sát thủ, và bất kể con mồi của cá voi sát thủ là gì. Thực tế chỉ có 11% trường hợp cá voi sát thủ đuổi theo những con cá voi lưng gù non, và 89% trường hợp còn lại, cá voi sát thủ đuổi theo hải cẩu, sư tử biển, cá mặt trăng, cá voi xám con và các động vật khác.

Năm 2009, một con cá voi sát thủ Loại B (chủ yếu ăn động vật có chân vây) đã tấn công một con hải cẩu ăn cua. Một con cá voi lưng gù đã can thiệp.
Năm 2009, một con cá voi sát thủ Loại B (chủ yếu ăn động vật có chân vây) đã tấn công một con hải cẩu ăn cua. Một con cá voi lưng gù đã can thiệp.

Các nhân chứng đã quan sát một cảnh thế này: "Chúng tôi thấy một đàn cá voi sát thủ đang đuổi theo hai mẹ con cá voi xám (tên khoa học: Eschrichtius Robustus), sau đó một con cá voi lưng gù bất ngờ xuất hiện và gầm lên để gọi đồng bọn, và bốn con nữa xuất hiện ngay lập tức. Những con cá voi lưng gù đã hợp tác cùng nhau xua đuổi đàn cá voi sát thủ, giúp hai mẹ con cá voi xám sống sót".

 

Trong một trường hợp khác, một nhóm cá voi sát thủ đã cố gắng tách một con cá voi xám ra khỏi mẹ của nó và sau đó tấn công con non. Hai con cá voi lưng gù lao ra và dùng thân mình để chặn cá voi sát thủ tiếp cận connon bị thương. Cuối cùng, cá voi xám con vẫn chết nhưng cá voi lưng gù vẫn ở lại khu vực để ngăn cá voi sát thủ ăn thịt.

Đặc biệt hơn nữa, một con cá voi lưng gù đực đượcghi lại cảnhgiải cứu một con sư tử biển Stellar (tên khoa học: Eumetopias jubatus) vào năm 1988. Đến năm 2003, nó đã chiến đấu dũng cảm với một con cá voi sát thủ để giải cứu một con sư tử biển Stellar khác, và được chụp ảnh lại. Các nhà nghiên cứu đã so sánh cẩn thận hai bức ảnh và xác nhận hành vi anh hùng của loài cá voi lưng gù này trong suốt 15 năm.

Cá voi lưng gù: “Tôi không nhằm vào ai cả”

Có nhiều dấu hiệu khác nhau cho thấy cá voi lưng gù có thể dựa vào thính giác nhạy bén để phát hiện hành vi săn mồi của cá voi sát thủ và sau đó can thiệp. Cá voi sát thủ sống ở Bắc Thái Bình Dương và ăn động vật có vú ở biển có xu hướng rất im lặng khi theo dõi con mồi. Điều này có thể là do con mồi của chúng có thính giác nhạy cảm, nhưng khi chúng khóa mục tiêu và bắt đầu tấn công, cá voi sát thủ bắt đầu phát ra tiếng kêu. Đây có thể là phương thức liên lạc giữa những con cá voi sát thủ với nhau.

Thói quen lạ lùng của loài cá voi lưng gù: Thích

Cá voi lưng gù có thể phản ứng với âm thanh săn mồi của cá voi sát thủ, thậm chí còn lao tới từ khoảng cách 7,8 km. Dường như cá voi lưng gù có phản ứng với âm thanh của cá voi sát thủ hơn là phản ứng với âm thanh của con mồi. Vì vậy, trước khi đến khu vực săn của cá voi sát thủ, cá voi lưng gù có lẽ không biết nó đang muốn giải cứu con vật nào và có thể nó cũng không quan tâm.

Trên thực tế, cá voi lưng gù không chỉ nhắm vào cá voi sát thủ mà còn cả cá ông chuông (tên khoa học: Pseudorca crassidens) và cá voi hoa tiêu (tên khoa học: Globicephala). Có người từng quan sát thấy "năm con cá voi ông chuông đang lặng lẽ ăn một con cá. Lúc này, một con cá voi lưng gù bất ngờ xuất hiện, lao thẳng vào giữa chúng rồi dễ dàng đánh bại đàn cá voi ông chuông như một màn chơi bowling. Những con cá voi ông chuông tháo chạy phát ra tiếng hét chói tai".

 

Thói quen lạ lùng của loài cá voi lưng gù: Thích

Sở dĩ cá voi lưng gù “dám chiến đấu” đến vậy có thể là do chúng biết rất rõ những kẻ săn mồi như cá voi sát thủ chưa phải là đối thủ của chúng. Ngay cả một con cá voi lưng gù không có đồng bọn bên cạnh cũng dám chủ động gây rắc rối cho hơn 10 con cá voi sát thủ. Nếu gặp phải một con cá voi lưng gù không có con ở gần, thì một con cá voi sát thủ càng không dám có hành vi tấn công nào. Cá voi lưng gù trưởng thành có vây ngực khổng lồ dài 5 mét, nặng hơn một tấn, cực kỳ linh hoạt, thường “trang bị” thêm nhiều con hà lớn sắc nhọn, có thể khiến đối phương rách da chảy máu khi va chạm. Khi đối mặt với cá voi sát thủ, cá voi lưng gù thường chỉ vẫy vây ngực và vỗ vây đuôi một cách ngẫu nhiên, nhưng cá voi sát thủ dường như nhận thức rõ hậu quả thảm khốc khi bị va chạm và chọn cách giữ khoảng cách.

Vì vậy, cá voi lưng gù trưởng thành về cơ bản là bất khả chiến bại khi đối mặt với cá voi sát thủ.

Những con hà khi dính lên vây của cá voi lưng gù trở thành “vũ khí” không thể xem thường.
Những con hà khi dính lên vây của cá voi lưng gù trở thành “vũ khí” không thể xem thường.
Hành vi có chủ đích hay “rảnh rỗi sinh nông nỗi”?

Song, thói quen "thích xen vào chuyện người ta" của cá voi lưng gù đến từ đâu? Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể đưa ra câu trả lời chắc chắn.

Chuyên gia phát hiện không ít trường hợp cá voi sát thủ đi săn cá voi lưng gù con.

Cá voi lưng gù con tương đối yếu và không có lợi thế tuyệt đối về kích thước so với cá voi sát thủ. Cá voi sát thủ thường tìm cách tách cá voi lưng gù non ra khỏi đàn trưởng thành và tấn công con non, lúc này cá voi lưng gù mẹ “sẽ cõng con trên lưng và đầu, nhấc nó lên khỏi mặt nước để tránh bị tấn công”. Nếu có nhiều cá voi lưng gù trưởng thành, đôi khi chúng sẽ vây con non ở giữa để bảo vệ.

 

Trong một lần xung đột, người quan sát nhìn thấy 15 con cá voi sát thủ đang bao vây con nhỏ hơn trong số 3 con cá voi lưng gù. Khoảng một giờ sau khi trận chiến khốc liệt bắt đầu, 2 con cá voi lưng gù còn lại “nhanh chóng lao ra chiến trường và khiến đàn cá voi sát thủ bỏ chạy”. Trường hợp có thể hiểu tại sao cá voi lưng gù và cá voi sát thủ lại “bất hòa với nhau”.

Vào tháng 7/2003, 17 con cá voi sát thủ đã tấn công hai con cá voi lưng gù dưới sự bảo vệ của cá voi lưng gù mẹ. Ba con cá voi lưng gù khác đã đến để xua đuổi đàn cá voi sát thủ.
Vào tháng 7/2003, 17 con cá voi sát thủ đã tấn công hai con cá voi lưng gù dưới sự bảo vệ của cá voi lưng gù mẹ. Ba con cá voi lưng gù khác đã đến để xua đuổi đàn cá voi sát thủ.

Hành vi anh hùng này đòi hỏi nhiều thời gian, sức lực và thậm chí có nguy cơ bị thương. Nhưng những con cá voi lưng gù có vẻ thích thú với điều này.

Về vấn đề này, Pitman đưa ra suy đoán: Mặc dù đàn cá voi lưng gù nhỏ thường thong dong và thích đi nhiều nơi nhưng chúng có khu vực sinh sản rất ổn định. Khi con non lớn lên, nó sẽ di chuyển về khu vực sinh sản nơi nó từng sinh sống. Do đó, việc bảo vệ đàn con của những loài cá voi lưng gù khác có lợi cho việc duy trì sự ổn định của vùng nước sinh sản và tạo cơ sở cho thế hệ tiếp theo của chúng.

Về việc bảo vệ các loài khác, theo Pittman, có thể chúng chỉ cảm thấy nhàm chán mà thôi. Đối với cá voi lưng gù, dù sao chúng cũng hiếm khi bị thương khi chiến đấu với cá voi sát thủ, vì vậy chúng không ngại “truyền bá sự hỗ trợ lẫn nhau trong loài cho các loài khác”. Có lẽ thói quen này chỉ để giải trí, rèn luyện sức khỏe và thử thách kỹ năng sinh tồn.

Chúng ta phải chờ những nghiên cứu sâu hơn của các nhà sinh vật biển để tìm ra câu trả lời.

 

- Video: Kỳ đà dũng cảm ác chiến với báo hoa mai, nhưng cái kết vẫn rất thảm. Nguồn: Latest Sightings.

1

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm