Thót tim khi thiên thạch khổng lồ tiến gần Trái Đất hơn cả Mặt Trăng
Nổ thiên thạch, miền tây Cuba rung chuyển / Sốc với thiên thạch đâm Trái đất mạnh như 70 vạn quả bom hạt nhân
Với đường kính lên tới 120 mét, thiên thạch 2019 OD tiến sát hành tinh của chúng ta với vận tốc khoảng gần 70.000 km/h ở khoảng cách 357.532 km so với Trái Đất, Trung tâm Nghiên cứu các vật thể gần Trái Đất (CNEOS) của NASA cho biết.
Vật thể có nguy cơ gây ra sự phá hủy khủng khiếp này ở khoảng cách gần với Trái Đất hơn cả Mặt Trăng - vệ tinh nằm cách hành tinh của chúng ta 385.000 km.

Hình ảnh một thiên thạch. (Ảnh: AFP)
Các thiên thạch 2019 OE và 2015 HM10 cũng tiến sát Trái Đất ở khoảng cách lần lượt là 967.000 km và 4,6 triệu km.
Trung bình mỗi tuần, NASA phát hiện được khoảng 30 vật thể gần Trái Đất (NEO) và khả năng một vật thể lớn gần Trái Đất va chạm với hành tinh của chúng ta về mặt thiên văn học là rất nhỏ.
Tháng 6/2019, một thiên thạch có "nguy cơ gây nguy hiểm" bay gần Trái Đất ở khoảng cách 6,8 triệu km. Trước đó 1 tháng, một thiên thạch vô cùng lớn với cả một vệ tinh xoay quanh nó di chuyển về Trái Đất, nhưng vẫn nằm trong khoảng cách 8 triệu km so với hành tinh của chúng ta.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao trong tự nhiên, động vật ăn cỏ thường béo và có thân hình to lớn hơn động vật ăn thịt?
CLIP: Đụng độ nhện độc khổng lồ, ong bắp cày nhận cái kết khó tin
Kho vàng khổng lồ với hệ thống bảo vệ nghiêm ngặt nhất thế giới
CLIP: Đụng độ 'cỗ quan tài sống', đại bàng dễ dàng khống chế và xé xác đối thủ
Top 10 loài động vật thông minh nhất thế giới: Bất ngờ với vị trí của chó
CLIP: Sư tử cái dở thói đanh đá khiến sư tử đực khiếp vía