Thứ gì đã giúp con trai Tào Tháo thoát chết dưới tay anh trai?
Chiến mã được gọi là 'ngựa thần' bất chấp đau đớn của mình cứu Tào Tháo / Lý do khiến Chu Du từ muốn quy hàng chuyển sang quyết đánh Tào Tháo tới cùng
Tào Thực sinh năm 192, mất tháng 12/232. Ông là người đất Bái, huyện Tiêu, nay thuộc Bạc Châu, An Huy, Trung Quốc. Ông là con trai thứ ba của Tào Tháo với chính thất Biện phu nhân. Hai người anh của ông là Tào Phi và Tào Chương.
Vì tài năng văn chương cũng như thơ phú, ông được cha là Tào Tháo hết sức yêu quý và cũng từng được để ý làm người nối nghiệp. Tuy nhiên, điều đó đã không thành hiện thực. Anh trai ông là Tào Phi đã kế nghiệp cha, sau đó ép vua Hán là Lưu Hiệp phải thoái vị nhường ngôi, lập ra nước Ngụy, xưng Ngụy Văn Đế.
Minh họa Tào Thực. (Ảnh: Todayonhistory.com)
Khi lên ngôi, Tào Phi tìm cách trừ khử mọi mối nguy hiểm với ngai vàng của ông. Tào Thực trước kia từng được Tào Tháo yêu mến cũng trở thành mục tiêu của Tào Phi.
Nhưng may mắn, ông không bị bức chết mà được phong các tước vị, cải đổi nhiều lần như Bình Nguyên Hầu (211), Đông A Vương (229), ... và cuối cùng là Trần Vương (232). Bị thuyên chuyển nhiều nơi, cuối đời ông sống ở Ngụy Trần (nay thuộc Hà Nam, Trung Quốc) và qua đời tại đây.
Lối vào khu tưởng niệm và nơi đặt mộ phần của Tào Thực (Ảnh: Sohu.com)
"Thất bộ thi": Tuyệt phẩm thi ca giúp Tào Thực thoát cái chết mười mươi
Tào Thực nổi tiếng với tài thơ văn xuất chúng hơn người. Tài năng này của ông được các sử liệu công nhận và cả trong các tác phẩm văn học đề cập đến ông. Trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa" của La Quán Trung, Tào Phi khi mới lên ngôi vua, trước mặt quần thần đã ép Tào Thực nội trong bảy bước chân phải làm một bài thơ về đề tài huynh đệ, và trong thơ không được có 2 từ huynh đệ, nếu không được sẽ xử chết.
Và Tào Thực đã đọc bài thơ sau này được biết đến với cái tên "Thất bộ thi" (Bảy bước thành thơ), lấy cảm hứng từ cây đậu, nội dung nói về việc anh em cùng dòng máu, nguồn gốc sao nỡ hại lẫn nhau (đọc ở cuối bài). Bài thơ quá hay và cảm động nên Tào Phi đã buộc phải tha cho ông.
Mộ Tào Thực ở đâu?
Phần lớn mộ của các nhân vật thời Tam Quốc đều bị thất lạc hoặc không trọn vẹn, việc mộ của Tào Thực, người con trai tài hoa Tào Tháo, vẫn xác định được vị trí cụ thể và bảo tồn có thể xem như điều may mắn, là tư liệu quý giá cho các nhà sử học và các nhà khảo cổ.
Hiện nay, mộ phần Tào Thực nằm ở dưới phía tây chân núi Nga Sơn, huyện Đông A, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Ngôi mộ nằm tại một ngọn đồi nhỏ nhô lên khoảng 82 mét so với mực nước biển, xung quanh là quang cảnh núi rừng, sông hồ khá tráng lệ.
Ngôi nộ này chính thức được hoàn thành vào năm Thái Hòa thứ 7 (233 Sau Công nguyên) thời nhà Ngụy, tức cách đây hơn 1700 năm. Sau này có một bia tưởng niệm rất lớn ghi "Tào Tử Kiến Thần Đạo" được xây dựng thêm vào năm Khai Hoàng thứ 13 (tức năm 593 Sau Công nguyên) dưới thời nhà Tùy, khi ấy do Tùy Văn Đế cai trị. Trên bia thuật lại cuộc đời của Tào Thực.
Tấm bia ghi lại cuộc đời Tào Thực phía trong khu tưởng niệm (Ảnh: News.ifeng.com)
Khang Hữu Vi (nhà văn, nhà tư tưởng, lãnh đạo phái Duy tân ở Trung Quốc đầu thế kỷ 20) đã nhận xét Tào Thực với một câu Hán tự là "Đại Đao Khoát Phủ, Khoái Đao Trảm Trận, Hùng Khoái Tuấn Kình Giả Mạt Nhược" (ý nói tiếc thương cho người tài hoa nhưng bị chèn ép).
Còn Vương Sĩ Trinh (nhà thơ nổi tiếng thời nhà Thanh) trong "Trần Vương Mộ Hạ Tác" (viết khi đến thăm mộ Trần Vương, tức Tào Thực) cũng nhận xét rằng nơi đây là nơi "nghe thấy tiếng nhạc xưa dưới sông Hoàng Hà, thấy người hiền đang ngửa mặt nhìn núi Ngư Sơn". Ý nói Tào Thực là người hiền tài đang được chôn dưới núi Ngư Sơn, quan sát cảnh sắc hữu tình nơi đây.
Mộ phần Tào Thực, dòng chữ trên mộ ghi "Trần Vương Tào Thực Chi Mộ" (Ảnh: News.ifeng.com)
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, lăng mộ Tào Thực không tránh khỏi hư hại nhất định. Năm 1993, chính quyền huyện Đông A, tỉnh Sơn Đông đã cho xây dựng khu tưởng niệm và trùng tu mộ phần Tào Thực.
Năm 1996, mộ của người vừa là nhà văn, nhà thơ và nhân vật lịch sử nổi tiếng này đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Bài thơ "Thất bộ thi":
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào