Thứ nguy hiểm nhất trên Trái Đất
Giấc mơ làm họa sĩ của... Adolf Hitler / Ly kỳ vụ trộm báu vật cổ trị giá hàng chục ngàn tỷ rúng động cả thế giới
Tại sao bom H lại mạnh hơn bom nguyên tử?
Hơn 200.000 người đã chết ở Nhật Bản sau khi Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới xuống Hiroshima và một quả khác vào 3 ngày sau đó xuống Nagasaki trong Thế chiến thứ II năm 1945. Hai cuộc đánh bom này là cực kỳ thảm khốc và là nguyên nhân buộc Nhật Bản phải chấp nhận đầu hàng.
Nhưng một quả bom H có thể mạnh gấp 1.000 lần so với bom nguyên tử - theo các chuyên gia về hạt nhân. Trên thực tế, Mỹ là quốc gia từng chứng kiến sức mạnh này khi họ cho tiến hành thử nghiệm một quả bom H ngay trong lãnh thổ quốc gia vào năm 1954.
Bom H gây ra vụ nổ lớn hơn, kéo theo các đợt sóng chấn động, những luồng hơi, nhiệt, và bức xạ với phạm vi ảnh hưởng rộng hơn so với bom nguyên tử - theo lời Edward Morse, một giáo sư về kỹ thuật hạt nhân tại Đại học California.
Dù chưa có quốc gia nào khác từng sử dụng loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt như vậy kể từ Thế chiến thứ II, các chuyên gia nói rằng tình hình sẽ thảm khốc hơn nhiều nếu Mỹ thả một trái bom H thay vì bom nguyên tử.
"Một quả bom nguyên tử thả xuống Nagasaki giết chết mọi người trong bán kính 1 dặm" - Morse nói, nhấn mạnh rằng phạm vi ảnh hưởng của một quả bom H có thể từ 5 - 10 dặm. "Nói cách khác, bạn giết được nhiều người hơn" - ông nói.
Hall, Giám đốc Viện An ninh Hạt nhân thuộc Đại học Tennessee, gọi bom H là "kẻ huỷ diệt thành phố", với khả năng xoá sổ số lượng người gấp từ 100 - 1.000 lần so với bom nguyên tử.
"Nó về cơ bản sẽ xoá sạch bất kỳ thành phố hiện đại nào" - Hall nói. "Một quả bom nguyên tử thông thường đã thảm khốc, nhưng thiệt hại nó gây ra không thể bằng một quả bom khinh khí được".
Sự khác biệt giữa bom H và bom nguyên tử
Nói đơn giản, các chuyên gia cho biết bom H là phiên bản tiên tiến hơn của bom nguyên tử. "Bạn phải làm chủ được bom nguyên tử trước" - Hall nói.
Hiroshima tan hoang sau vụ nổ bom nguyên tử
Bom nguyên tử sử dụng uranium hoặc plutonium và dựa vào sự phân hạch, một phản ứng hạt nhân trong đó một hạt nhân nguyên tử hay một nguyên tử tách ra làm 2 phần. Để tạo ra một quả bom H, bạn vẫn cần uranium hoặc plutonium, cùng với hai đồng vị khác của hydro là deuterium và tritium. Bom H dựa vào sự dung hợp, tức quy trình lấy hai nguyên tử riêng biệt và ghép chúng lại với nhau để hình thành nên nguyên tử thứ ba.
"Cách hoạt động của bom khinh khí thực ra là sự kết hợp của phân hạch và dung hợp" - Eric Norman, giảng viên kỹ thuật hạt nhân tại Đại học California ở Berkeley cho biết.
Trong cả hai trường hợp, một lượng năng lượng đáng kể được giải phóng, gây ra vụ nổ, các chuyên gia nói. Tuy nhiên, quá trình dung hợp sản sinh ra nhiều năng lượng hơn, gây ra một vụ nổ lớn hơn. "Năng lượng chênh lệch sẽ tạo ra vụ nổ lớn hơn" - Morse nói.
Morse nói thêm rằng mỗi quả bom nguyên tử được ném xuống Nhật Bản có sức mạnh tương đương khoảng 10.000 kilo tấn TNT. "Đó chỉ là những gã tí hon" - Morse nói. "Đó là những quả bom nhỏ, và chúng đã đủ tệ rồi". Ông nói rằng bom khinh khí sẽ sản sinh ra năng lượng tương đương khoảng 100.000 kilo tấn TNT, lên đến nhiều triệu kilo tấn TNT, gây ra nhiều cái chết hơn.
Bom khinh khí cũng khó sản xuất hơn, nhưng có khối lượng nhẹ hơn, có nghĩa chúng có thể được tên lửa mang đi xa hơn.
Điểm tương đồng giữa bom H và bom nguyên tử?
Cả hai loại bom đều cực kỳ chết chóc và có sức mạnh đủ để huỷ diệt mọi người chỉ trong tích tắc, và trong suốt nhiều giờ sau đó vì bức xạ. Những vụ nổ từ cả hai loại bom cũng sẽ ngay lập tức đốt trụi các cấu trúc gỗ , đánh sập các cao ốc và gây hư hỏng đường sá.
Tạp chí LIFE từng miêu tả sự tàn phá đó trong một bài báo xuất bản vào ngày 11/3/1946, sau khi hai quả bom nguyên tử được ném xuống Nhật Bản. Trong đó có đoạn như sau: "Những làn sóng năng lượng tiếp sau vụ nổ ban đầu gây ra sức ép kinh khủng lên cơ thể con người, khiến nội tạng vỡ vụn. Sau đó vụ nổ thổi bay các thi thể với vận tốc 500 - 1.000 dặm/giờ xuyên qua lửa và bầu không khí đầy bụi đất. Hầu như mọi người trong bán kính 6.500 feet đều bị giết hoặc bị thương nghiêm trọng, và mọi toà nhà đều bị nghiền nát".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách