Thú vị loài hươu lai chuột mang lời đồn tăng cường sinh lực ở Việt Nam
Sư tử chết thảm sau màn thủy chiến kinh hoàng với trâu rừng / Đười ươi 3 tháng bám dính mẹ khiến dân tình xuýt xoa vì quá đáng yêu
Ở Việt Nam, có một loài vật đến từ cổ đại, mà ít người biết đến, đó là loài hươu chuột, còn có tên gọi là cheo cheo, hay hoẵng gà.
Loài hươu chuột có pháp danh khoa học là Tragulidae. Chúng là động vật nhỏ, nhút nhát, hiện nay chỉ còn tìm thấy trong các cánh rừng nhiệt đới châu Phi, Ấn Độ và Đông Nam Á. Sự sinh tồn của các loài này phụ thuộc vào sự suy trì môi trường sinh sống ngày càng bị thu hẹp của chúng cũng như phụ thuộc vào sự ngăn cấm việc săn bắn và tiêu thụ thịt của chúng.

Điểm đặc biệt, chúng là loài động vật có guốc nhỏ nhất. Chúng có ngoại hình vừa giống hoẵng, hươu, lại vừa giống chuột. Thân có màu nâu đỏ, bóng mượt giống hệt chuột.
Là loài lai hươu, nhưng lại không có sừng. Thế nhưng, loài móng guốc nhỏ xíu này lại có răng nanh, khi già mọc dài thò ra khỏi miệng.
Mang hình thù của loài hươu, nhưng trọng lượng của chúng chỉ khoảng 2kg. Chúng có 4 chân rất nhỏ, gầy guộc như que củi, nhìn khá hài hước.
Chuột hươu là loài ăn chay. Khoái khẩu của chúng là chồi non, các loạt hạt, hoa quả, cỏ, nấm, lá cây. Đôi khi chúng cũng ăn một số loại côn trùng để thay đổi khẩu vị.


Ban ngày ngủ trong hang hốc, gốc cây lớn, đêm xuống chúng mò đi kiếm ăn. Chúng sống cả ở rừng già lẫn rừng thưa, nơi có bụi rậm, khô ráo. Chúng là loài rất nhút nhát. Chỉ cần tiếng động, chúng nhảy tót vào bụi rậm, rừng già và trốn biệt. Chính vì thế, con người rất ít bắt gặp chúng.
Theo nghiên cứu, loài chuột hươu có mặt phổ biến cách nay 34 triệu năm đến 5 triệu năm. Từ đó đến nay, chúng không có sự thay đổi nào về hình thái. Chúng là loài vật nhai lại nguyên thủy điển hình. Chuột hươu có dạ dày 4 ngăn để lên men các thức ăn từ thực vật khó tiêu hóa, nhưng túi thứ ba kém phát triển. Giống như các động vật nhai lại khác, chúng không có răng cửa trên.


Chuột hươu bị lâm tặc rao bán
Theo các nhà khoa học, hiện ở Việt Nam chỉ còn dưới 1 vạn con, phân bố rải rác ở nhiều nơi, trong đó chủ yếu ở Tây Nguyên và một vài vùng rừng núi phía Bắc. Chúng được đưa vào sách đỏ năm 2000, nhưng hầu như chưa có nghiên cứu nào về chúng và chưa có chiến lược bảo vệ sự sinh tồn của chúng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng khoảnh khắc đại bàng sà xuống bắt trẻ em và màn giải cứu đầy kịch tính
CLIP: Thấy con gái bị chó Becgie tấn công, cha lao ra giải cứu và cái kết
CLIP: Đi săn kỳ đà, đại bàng từ kẻ đi săn biến thành con mồi
Nghiên cứu mới phát hiện việc đi bộ hàng ngày có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư
CLIP: Sư tử đực lao vào “giải cứu mỹ nhân”, đàn linh cẩu tháo chạy tán loạn

CLIP: Rắn Vua tung đòn hiểm, hạ gục “ông trùm” nọc độc chỉ trong tích tắc