Thục Hán và Đông Ngô đều tổn thất sau trận Di Lăng, sao Tào Ngụy không thôn tính cả 2?
5 võ tướng Tam Quốc tuy danh tiếng không nổi như cồn nhưng tài năng quân sự vượt xa Lã Bố, chẳng thua kém gì Quan Vũ, Triệu Vân / Không phải Gia Cát Lượng, đây mới là người giúp Lưu Bị chia 3 thiên hạ thời Tam Quốc
Tháng 7 năm 221 sau Công nguyên, không lâu sau khi Lưu Bị lên ngôi xưng đế, Thục Hán đã điều động đại quân với khí thế như vũ bão tiến về Di Lăng khai chiến với nước Ngô.
Cuộc chiến này mang mục đích báo thù cho cái chết của Quan Vũ, đồng thời cũng để đoạt lại mảnh đất trọng yếu là Kinh Châu.
Thế nhưng chỉ vẻn vẹn chưa tới 1 năm ngắn ngủi, Thục Hán đã đại bại dưới tay Đại đô đốc của Đông Ngô là Lục Tốn. Đại quân hàng chục ngàn người cũng bị tiêu diệt gần hết.
Thất bại thảm hại ở Di Lăng đã khiến cho Thục Hán bị tổn thương nguyên khí nặng nề. Ngay tới quân chủ Lưu Bị không lâu sau đó cũng qua đời trong u uất.
Về phần Đông Ngô, mặc dù là phe thắng trận, thế nhưng quân đội chủ lực của tập đoàn này khi ấy gần như đều bị điều động về biên giới Ngô – Thục, chỉ để lại một lực lượng mỏng manh chống giữ ở nơi tiếp giáp với lãnh thổ Tào Ngụy.
Nếu lúc này, nước Ngụy cho quân xuôi nam tiến đánh, hẳn là có thể thôn tính cả Ngô – Thục dễ như trở bàn tay. Thế nhưng vì sao Tào Ngụy lại bỏ lỡ cơ hội ngàn năm có một này?
Nước đi khôn ngoan của Tôn Quyền khiến Tào Ngụy không thể "thừa nước đục thả câu"
Theo quan điểm của chuyên trang phân tích lịch sử Qulishi (Trung Quốc), sở dĩ Tào Ngụy không thể "thừa nước đục thả câu" trong trận chiến Di Lăng là bởi lực bất tòng tâm. Nguyên nhân nằm ở chỗ nội bộ của tập đoàn chính trị này khi ấy đang vô cùng rối loạn.
Ở vào thời điểm trước khi Lưu Bị phạt Ngô, xét về tổng quan lực lượng, Thục Hán mới là thế lực chiếm ưu thế.
Dưới tình thế cấp bách như vậy, Tôn Quyền không còn cách nào khác mà buộc phải phái sử giả tới xưng thần với Tào Ngụy để bình ổn biên giới tiếp giáp thé lực này, từ đó điều động binh lực kháng Thục.
Khi ấy, Tào Phi vừa mới kế vị không lâu, nội tâm luôn khao khát hoàn thành ước vọng thống nhất thiên hạ của cha mình. Vì vậy nên khi nghe tin Tôn Quyền muốn xưng thần, vị Hoàng đế này đã hết sức vui mừng.
Thế nhưng đại thần nhà Ngụy khi ấy là Lưu Diệp cho rằng Tôn Quyền không thực lòng muốn thần phục, đây chẳng qua chỉ là kế hoãn binh để đánh lui Lưu Bị, sau khi thành công ắt sẽ quay sang tạo phản.
Thấy Tào Phi vẫn không hạ quyết tâm, Lưu Diệp đã tiếp tục đề nghị quân Ngụy điều động đại quân xuôi nam, trú đóng ở những vùng hiểm yếu tiếp giáp với đất Ngô.
Như vậy ngay cả khi Thục Hán thắng trận ở Di Lăng thì cũng chỉ có được một vùng ở biên giới Ngô – Thục, còn nước Ngụy một khi ra quân thì có khả năng thu về gần như toàn bộ phần lãnh thổ trọng yếu của Đông Ngô.
Thế nhưng trước lời khuyên của Lưu Diệp, Tào Phi chẳng những không nghe mà còn phong Tôn Quyền làm Ngô vương và ban Cửu tích.
Có được chiếu thư phong vương từ nước Ngụy, Tôn Quyền lúc này mới an tâm điều động số lượng lớn binh lực từ phía Bắc tới Di Lăng để dốc toàn lực đại phá Lưu Bị.
Và quả nhiên không nằm ngoài dự đoán của đại thần Lưu Diệp, không lâu sau đó, Tôn Quyền đã một lần nữa phản bội Tào Ngụy.
Đối với sự kiện này, Tào Phi đương nhiên vô cùng giận dữ, quyết tâm đem binh dẹp Ngô. Tuy nhiên chẳng bao lâu sau, nước Ngô lại khôi phục quan hệ đồng minh với Thục Hán. Tào Ngụy chẳng thể làm gì khác ngoài việc rút quân trở về.
Nguyên nhân thực sự khiến Tào Ngụy không tranh thủ thôn tính Thục Hán và Đông Ngô sau trận Di Lăng
Theo lý mà nói, việc Tào Phi không nghe lời can gián của Lưu Diệp và bỏ lỡ thời cơ phạt Ngô tốt nhất hẳn là một quyết định đáng tiếc nhất nhì trong cuộc đời ông. Tuy nhiên sự thực liệu có phải như vậy?
Qulishi cho rằng, phân tích của Lưu Diệp chẳng qua mới chỉ đứng trên góc độ quân sự, còn quyết định của Tào Phi là đứng trên lập trường của cả một quốc gia để xem xét đại cục.
Ở vào thời điểm ấy, chỉ trong vòng 1 năm ngắn ngủi, nước Ngụy liên tiếp nổi lên nhiều cuộc phản loạn. Để dẹp yên những vụ phản loạn này, Tào Phi đã phải phái ra không ít binh lực.
Vào thời điểm trận chiến ở Di Lăng diễn ra, nếu như Tào Phi một lần nữa điều động đại quân tấn công Ngô – Thục, tất sẽ là việc lợi bất cập hại.
Vì vậy, việc chấp nhận Tôn Quyền xưng thần thực chất là một quyết định mà Tào Phi đã suy nghĩ cặn kẽ. Khi tiến hành bước đi này, ông thực chất đã trông ngóng tới thế cờ "nghêu sò đánh nhau, ngư ông đắc lợi".
Mục đích thực của của Tào Phi khi ấy là chờ cho Tôn – Lưu đánh nhau tới lưỡng bại câu thương, đồng thời cũng tranh thủ thời gian dẹp yên nội loạn, ổn định nội bộ rồi mới xuất binh tiêu diệt cả hai.
Vốn dĩ đây có thể xem là một nước đi hết sức vẹn toàn. Thế nhưng điều mà Tào Phi đến chết cũng không ngờ tới lại nằm ở chỗ, chẳng bao lâu sau thất bại ở Di Lăng và sau cái chết của Lưu Bị, hai nước Ngô – Thục lại có thể ung dung hóa giải mọi ân oán đời trước để một lần nữa kết thành đồng minh.
Chính điều này mới là nguyên nhân khiến cho kế hoạch thống nhất thiên hạ của Tào Phi tan thành mây khói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Những 'dị thú' từng xuất hiện ở Việt Nam, con vật cuối cùng ai nhìn cũng ám ảnh
CLIP: Sư tử đực nổi điên, lao tới cắn xé xe ô tô khiến du khách hoảng hồn
CLIP: Bị cầy mangut 'đánh úp' từ phía sau, rắn hổ mang chưa kịp phản ứng đã bị kẻ đi săn lôi đi xềnh xệch
CLIP: 'Nghẹt thở' trước màn truy sát báo săn để giải cứu con nhỏ của linh dương đầu bò
CLIP: Trâu rừng dũng cảm húc tung sư tử để giải cứu đồng loại và cái kết ít ai đoán được
CLIP: Đi săn trâu rừng, sư tử bị con mồi hành cho nhừ tử