2 nhân vật được Từ Thứ tiến cử đều "nổi như cồn" dưới thời Tam Quốc: 1 người đại trung, 1 người đại gian
Đệ nhất mưu sĩ Thục Hán, đến Gia Cát Lượng cũng phải tự nhận không bằng, Tào Tháo e ngại, phải cay đắng rút lui / 'Sốc' với nguyên nhân khiến Gia Cát Lượng bại trận liên tiếp sau khi Lưu Bị qua đời
Về sau Từ Thứ nhờ vào mưu kế của mình, nhiều lần lấy ít thắng nhiều, xoay chuyển tình hình chiến sự. Lưu Bị trông mà mụ mẫm cả người, cuối cùng cũng hiểu rõ được tầm quan trọng của một quân sư.
Lưu Bị sau đó đã ban cho Từ Thứ làm quân sư. Sau khi biết Từ Thứ phò tá Lưu Bị, Tào Tháo đã bày kế khiến Từ Thứ phải ra đi, từ đó chôn vùi một quân sư tài giỏi. Điều đáng nói là: Từ Thứ từng tiến cử hai người, hai người đó thậm chí ảnh hưởng tới chiều hướng của cả thiên hạ.
Người đầu tiên được Từ Thứ tiến cử là Gia Cát Lượng
Từ Thứ và Gia Cát Lượng là bạn đồng môn, cũng là bạn bè thân thiết. Gia Cát Lượng từng đùa với Từ Thứ rằng, cả đời ông cùng lắm cũng chỉ có thể làm một Thái thú, chung quy không thể so sánh với tôi.
Từ Thứ biết rằng cho dù Gia Cát Lượng chỉ nói lời bông đùa, nhưng ông quả thật công nhận tài năng của Gia Cát Lượng, hơn nữa cũng rất muốn giúp Gia Cát Lượng tìm một môi trường để bộc lộ được tài năng.
Sau này Từ Thứ đã lựa chọn theo Lưu Bị, bởi Từ Thứ biết Lưu Bị rất thiếu quân sư, nếu bản thân ông gia nhập chắc chắn sẽ nhận được sự coi trọng, thậm chí còn có thể trở thành người quan trọng thứ hai trong tập đoàn họ Lưu.
Quả đúng như vậy, Lưu Bị đã vô cùng coi trọng Từ Thứ. Địa vị của Từ Thứ trong tập đoàn của Lưu Bị cũng là "dưới một người trên vạn người".
Tuy nhiên, một biến cố đã xảy ra.
Tào Tháo đã lập mưu bắt mẹ Từ Thứ, dù Từ mẫu không đồng ý cộng tác nhưng Tào Tháo dùng mưu kế của Trình Dục, bắt chước nét chữ của bà để viết thư dụ Từ Thứ về phía Tào. Từ Thứ tưởng là thư của mẹ gửi nên đành từ biệt Lưu Bị ra đi.
Khó khăn lắm Lưu Bị mới có được một người giúp được mình lật ngược tình thế, còn đang tính cùng nhau xây dựng sự nghiệp lớn, lúc này Từ Thứ lại đòi đi, khỏi phải nói Lưu Bị tiếc đến mức nào.
Có lẽ Từ Thứ cũng chẳng nỡ rời xa Lưu Bị, có lẽ cũng bởi sự chân thành của Lưu Bị đã khiến Từ Thứ cảm động nên sau khi rời đi, Từ Thứ đã tiến cử Gia Cát Lượng với Lưu Bị, còn nhấn mạnh rằng tài năng của Gia Cát Lượng hơn mình hàng trăm lần, nhất định phải mời được ông xuống núi. Đó chính là điển tích "Từ Thứ quay ngựa tiến cử Gia Cát" nổi tiếng.
Sau khi gia nhập phe cánh Lưu Bị, Gia Cát Lượng tuyên bố sự xuất hiện sáng chói của mình bằng trận Bác Vọng nổi tiếng, về sau ông lại giúp tập đoàn Lưu Bị kết thành đồng minh với Đông Ngô theo cách không thể tưởng tượng nổi, sau đó lợi dụng binh lực của Đông Ngô để phát động trận Xích Bích với Tào Tháo.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Gia Cát Lượng giành được thành quả thắng lợi lớn nhất chỉ với công sức bỏ ra nhỏ nhất, nhờ đó Lưu Bị trở thành chủ nhân chân chính của Kinh Châu.
Khi kết thúc việc chỉnh đốn lại tập đoàn Lưu Bị, Gia Cát Lượng lại chuẩn bị kế hoạch cho trận Ích Châu, trận Hán Trung, dùng thắng lợi của hai chiến dịch này đẩy Lưu Bị lên đỉnh cao, cũng tạo nên tình thế chân vạc Tam Quốc.
Cho dù sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng trở thành người nắm quyền thực tế của Thục Hán, nhưng ông chưa từng lạm quyền, bình thản làm một bề tôi trung thành, nhờ đó được người đời sau ca tụng.
Người thứ hai được Từ Thứ tiến cử là Tư Mã Ý
Sau khi bị Tào Tháo ép tới phe Tào, Từ Thứ thà chết không đầu hàng. Tào Tháo muốn dùng thời gian để cảm hoá Từ Thứ, không những giữ lại tính mạng cho ông, đồng thời cũng để ông trở thành thầy của Tào Xung.
Ban đầu Từ Thứ tưởng rằng Tào Xung chắc hẳn chỉ biết ăn chơi như đám con cháu nhà thế gia khác, nhưng sau khi tiếp xúc, ông nhận ra Tào Xung có tư chất thông minh, là một hạt giống tốt.
Dù sao bản thân ông cũng ăn không ngồi rồi ở phe Tào, cứ đào tạo Tào Xung vậy, cũng coi như xứng đáng với học thức của mình.
Thấy được những việc làm này của Từ Thứ, Tào Tháo vui mừng trong lòng. Tào Tháo cho rằng, chẳng bao lâu nữa mình sẽ có được sự giúp đỡ của Từ Thứ.
Nhưng chung quy Từ Thứ không phải hạng người gió chiều nào theo chiều ấy, nếu ông đã đồng ý cả đời không hiến kế cho Tào Tháo thì chắc chắn sẽ làm được, vả lại khi ấy Tào Phi và Tào Thực tranh đoạt vị trí người thừa kế, bên phía Tào Thực có Dương Tu phò tá, còn Tào Phi mang tiếng là con trưởng nhưng lại sức yếu thế cô.
Từ Thứ nhìn thấu tâm tư và mưu kế của Tào Phi, bèn tiến cử một kẻ cũng rất mưu mô là Tư Mã Ý cho Tào Phi. Tào Phi đang lo âu không có ai phò tá, sau khi xác nhận được năng lực của Tư Mã Ý, ngay lập tức bổ nhiệm cho Ý làm phụ tá.
Về sau Tư Mã Ý cũng giúp Tào Phi lên ngôi thành công, từ đó một bước lên mây.
Tư Mã Ý không giống với những mưu thần khác, ông không chỉ là một quân sư, còn là một con người có dã tâm.
Khi nào Tào Tháo còn sống, Tư Mã Ý cúp đuôi lại làm người. Khi Tào Phi còn sống, Tư Mã Ý phát huy tài năng, đồng thời bắt đầu bồi dưỡng thế lực cho riêng mình. Khi Tào Duệ lên ngôi, Tư Mã Ý đã nắm trong tay triều đình và quân đội, trở thành một quyền thần trong thực tế. Sau khi Tào Phương lên ngôi, Tư Mã Ý nhờ vào danh tiếng và năng lực của mình để cướp đoạt giang sơn của Tào Nguỵ.
Tư Mã Ý là điển hình cho việc biết ẩn nhẫn, thậm chí có thể gọi là kẻ có dã tâm. Hình tượng của ông trong lịch sử cũng được xác định là gian thần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cặp khế dáng 'quân tử' 300 tuổi: Hàng hiếm, từng được bán với giá 15 tỷ, nhìn thôi chứ không dám mua
Bộ tộc bí ẩn ở châu Phi: Bôi đất đỏ lên cơ thể thay cho việc tắm rửa, hôn nhân cận huyết, tách biệt hoàn toàn khỏi dòng chảy văn minh hiện đại
CLIP: Hãi hùng trước cảnh trăn Anaconda khổng lồ mang thai bị xe tải cán trên cao tốc, hàng chục con non rơi ra ngoài
Hy hữu: Cả làng đổ xô đi nhặt vàng bạc, trang sức trôi dạt vào bờ biển
CLIP: Ngỡ ngàng trước cảnh trăn khổng lồ nuốt chửng linh dương
CLIP: Rùng mình trước cảnh trăn mẹ "khổng lồ" hạ sinh con