Thực hư thông tin phát hiện ra mộ của 'Tề Thiên Đại Thánh - Tôn Ngộ Không'
Na Tra và Tôn Ngộ Không liệu có ngang tài ngang sức? / ‘Choáng’ với sự thật về việc Quan Thế Âm Bồ Tát không hề biết lai lịch của Tôn Ngộ Không
Tây Du Kí là một trong 4 tác phẩm kinh điển của Trung Quốc, trong đó nhân vật Tôn Ngộ Không có trí tuệ phi thường, bản lĩnh và thần thông trăm biến vạn hóa trừ yêu diệt quái đã trở thành thần tượng trong lòng mỗi độc giả. Câu chuyện về 4 thầy trò đi thỉnh kinh cùng nhân vật Mĩ Hầu Vương 72 phép thần thông trở thành một “tượng đài” mà qua bao năm cũng không ai quên được. Bên cạnh đó, hầu hết mọi người đều cho rằng Tôn Ngộ Không chỉ là một nhân vật thần thoại và không hoàn toàn có trong thực tế.
Tuy nhiên, vào năm 2005, các nhà khảo cổ học phát hiện trong miếu Song Thánh Bảo Sơn ở tỉnh Phúc Kiến có hai ngôi mộ nằm với tổng diện tích khoảng 18 mét vuông, ước tính rộng 2,9 m, sâu 1,3 m. Điều khó tin là những gì các nhà khảo cổ học tìm thấy bên trong ngôi mộ lại có sự liên quan thần kì với những gì xảy ra trong Tây Du Kí khiến nhiều người nửa tin, nửa ngờ.
Ngôi mộ có hai tấm bia dựng thẳng ở chính giữa, bia bên trái có khắc chữ “Tề Thiên Đại Thánh”, bên phải khắc “Thông Thiên Đại Thánh”, phần dưới cùng của mỗi bia đều có hai chữ nhỏ “Thần vị”.
Qua quá trình nghiên cứu tài liệu, giới chuyên gia đã phát hiện ra rằng, dưới thời nhà Nguyên có một văn nhân tên Dương Cảnh Hiền từng sáng tác bộ hí kịch cũng có tên là Tây Du Ký.
Trong đó có đoạn tự bạch của Tôn Ngộ Không: “Tiểu Thánh đệ huynh tỷ muội ngũ nhân: Đại tỷ ly sơn lão mẫu, nhị tỷ vu chi chi, đại huynh tề thiên đại Thánh, tiểu Thánh thông thiên đại Thánh, tam đệ sái sái tam lang.” (Tạm dịch: 5 anh chị em của Tiểu thánh: Chị cả Ly sơn lão mẫu, chị hai bà mo Chi Chi, Đại huynh Tề Thiên đại Thánh, tiểu thánh Thông Thiên đại Thánh, Tam đệ Tam Lang hiếu động, đùa nghịch.)
Trong Tây Du Ký của Dương Cảnh Hiền, Tôn Ngộ Không còn có một em trai, nhân vật này chính là Thông Thiên Đại Thánh.
Như vậy, Ngô Thừa Ân sau này rất có thể đã lấy cảm hứng từ bộ hí kịch ấy để sáng tạo nên tác phẩm của mình.
Tuy nhiên, một số học giả tin rằng Tôn Ngộ Không là nguyên mẫu của nhà sư thời Đường là Thích Ngộ Không. Thích Ngộ Không là danh tính tục gia của một cư sĩ theo xe hầu tá Đường Tăng. Năm 751 sau Công Nguyên, ông theo phò tá Huyền Trang đi Tây phương, vì trở bệnh tại nước Gandhara (Kiền Đà La quốc) nên quay lại kinh thành năm 789.
Thích Ngộ Không đồng hành cùng Huyền Trang suốt 40 năm, tại phương Tây cùng tham gia phiên dịch và truyền giáo, để lại rất nhiều sự tích cùng truyền thuyết.
Mặc dù vậy, nhiều người vẫn giữ nguyên giả thuyết về nhân vật Tôn Ngộ Không chỉ là hình tượng được dựng nên, không có thật nên cũng không thể có mộ phần an táng. Phần mộ này rất có thể là do người dân xây dựng lên sau khi tác phẩm Tây Du Ký ra đời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam có loài sinh vật kỳ dị bậc nhất thế giới, có khả năng khó tin, hiếm người bắt gặp được
Loài thú quý hiếm bậc nhất ngỡ đã tuyệt chủng bỗng tái xuất thần kỳ ở Việt Nam, khiến cả thế giới sốt sắng
Người đàn ông bỗng tìm thấy 'kho báu' trong sân nhà, ai ngờ là bảo vật quốc gia không tiền nào mua nổi
Sự thật ngỡ ngàng về cây gỗ hóa thạch lớn nhất Việt Nam: Nặng đến 8 tấn, quý như kim cương, triệu năm không kiếm được!
Mất 7 năm gom được hơn 15 tấn gỗ mun, vị đại gia làm được bộ bàn ghế 'để đời' giá chục tỷ: Chiếc bàn là 4 tấn gỗ qúy
Chính điện bằng gỗ lim lớn nhất Việt Nam có nột thất dát vàng: 301 cột gỗ lim nguyên khối, ôm hai người mới hết