Thực hư về gián điệp trà trộn dưới trướng Lưu Bị: Vu hại Triệu Vân, hại chết Quan Vũ và Trương Phi, qua mặt cả Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng có công vô cùng lớn với nhà Thục Hán, tại sao khi xưng đế, Lưu Bị lại không sắc phong tước hiệu cho ông? / Quan Vũ - Trương Phi thân như thủ túc, tại sao đến Đông Ngô rước dâu Lưu Bị không dẫn theo mà lại cố ý để Triệu Vân đi cùng?
Thời Tam Quốc, có thể nói con đường sự nghiệp của Lưu Bị là đáng ngưỡng mộ nhất. Ông đánh thua nhiều trận, giao tranh với Tào Tháo và Tôn Quyền, cuối cùng cũng có được vùng đất Xuyên Thục.
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là Lưu Bị cuối cùng đã không thống nhất được thiên hạ, cũng không thể phục hưng nhà Hán và rồi qua đời ở thành Bạch Đế sau trận Di Lăng.
Có ý kiến cho rằng, căn nguyên dẫn đến thất bại của Lưu Bị chính là do một kẻ nội gián ở ngay bên cạnh ông, người này có lẽ do Tào Tháo hoặc Tôn Quyền đã cài cắm vào tập đoàn chính trị Thục Hán để thu thập mọi thông tin về đối thủ.
Kẻ nội gián đó chính là My Phương. Hắn có một người anh trai là My Trúc, là kẻ giàu nhất thời Tam Quốc, được sánh với Bill Gates thời hiện đại.
My Trúc ban đầu là thuộc hạ của Đào Khiêm, sau này Đào Khiêm qua đời, ông gặp và đi theo Lưu Bị. Em trai của My Trúc là My Phương cũng được Lưu Bị phong tướng. My Trúc còn gả em gái cho Lưu Bị, người này còn gọi là My phu nhân.
Cho dù là hiện đại hay cổ đại, "có tiền có thể bắt quỷ đẩy cối xay". Khi Lưu Bị chiến đấu với Lữ Bố, Hạ Bì bị công phá, Lữ Bố bắt phu nhân của Lưu Bị, binh lính chạy tán loạn. Khi gần như xảy ra binh biến, Lưu Bị hoàn toàn phải dựa vào tiền của My Trúc, thậm chí My Trúc còn gả em gái của mình cho Lưu Bị.
My Trúc một lòng trung thành với Lưu Bị, nhưng em trai thì không như vậy, mặc dù là anh vợ của Lưu Bị nhưng My Phương rất có thể là gián điệp của Tào Tháo.
Sau khi Đào Khiêm qua đời, Tào Tháo có ý muốn thu nạp thuộc hạ cũ của Đào Khiêm, còn ban chiếu chỉ phong cho My Trúc và My Phương nhưng đều bị cả 2 từ chối.
Mặc dù ngoài mặt từ chối, nhưng chỉ có My Trúc là thực sự muốn vậy, còn My Phương thì rất khó nói.
Sau này My Phương luôn theo sau Lưu Bị ngấm ngầm giở trò ma mãnh, khiến cho sự nghiệp của Lưu Bị "leo cau đến buồng lại ngã", vì vậy rất có khả năng ông ta là gián điệp. Một số trường hợp cụ thể có thể kể đến như sau:
Vu oan cho Triệu Vân
Trong trận Trường Bản, Lưu Bị không thể chống đỡ trước sức mạnh của đội Hổ Báo kỵ thuộc phe Tào Tháo nên chỉ còn đường tháo chạy, bỏ lại cả vợ và con. Triệu Vân vì muốn cứu vợ con của quân chủ nên đã một mình xông vào vòng vây của lính Tào Ngụy.
Khi đó, không ít người cho rằng Triệu Vân đã đầu hàng Tào Tháo nên mới có thể sống sót trở ra. Không ai nói ra điều này, chỉ mình My Phương nói ra, nhưng Lưu Bị đã không tin.
Về sau, Triệu Vân đúng là đã mang được Hậu chủ Lưu Thiện về. Nếu khi đó Lưu Bị tin lời My Phương, có lẽ Triệu Vân đã bị những lời nói của hắn hại chết.
Hại chết Quan Vũ
My Phương không chỉ đổ tiếng xấu cho Triệu Vân mà còn hại chết Quan Vũ.
Khi Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu, My Phương đảm nhiệm chức Thái thú Nam quận và trấn giữ ở Giang Lăng, Sĩ Nhân giữ thành Công An.
Năm Kiến An thứ 24, Quan Vũ đánhTương Phàn, lệnh cho My Phương và Sĩ Nhân chuẩn bị quân tư. Vì hai người này không hoàn thành nhiệm vụ nên đã bị Quan Vân Trường cảnh cáo:
"Khi trở về ta sẽ trừng trị các ngươi".
Trong khi Quan Vũ đang tập trung đánh quân Tào thì phía Đông Ngô phái Lã Mông đánh lén Kinh Châu.
Trước sự biến bất ngờ ấy, Phó Sĩ Nhân đã chủ động mở cửa thành Công An và đầu hàng. My Phương ở Giang Lăng cũng nhanh chóng quy hàng trước quân địch.
Bấy giờ, Quan Vũ thua trận chạy về nửa đường mới biết Giang Lăng và Công An đã mất. Chính vì thế, Quan Vũ mới rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, cuối cùng quân Đông Ngô bắt và sát hại.
Nếu My Phương không đầu hàng Tôn Quyền, Quan Vũ rất có khả năng sẽ không bỏ mạng.
Hành động phản bội của My Phương khi đó không chỉ khiến Thục Hán mất Quan Vũ, mất Kinh Châu mà còn trực tiếp khiến người anh ruột của ông là My Trúc vì hổ thẹn mà lâm bệnh qua đời chỉ chưa đầy 1 năm sau đó.
Có liên quan đến cái chết của Trương Phi
Điều đáng tiếc là ngay cả Gia Cát Lượng cũng bị qua mặt, không thể nhìn ra người này rất có khả năng là gián điệp của Tào Tháo, nếu không ông đã có thể sớm loại bỏ hắn, diệt trừ hậu họa.
Sau cái chết của Quan Vũ, Trương Phi trở nên lỗ mãng, say xỉn rồi đánh quân lính. Hai thuộc hạ Trương Đạt và Phạm Cương không chịu nổi nhục nhã liền sát hại Trương Phi ngay trong đêm.
Đối với Lưu Bị, cùng lúc mất Trương Phi và Quan Vũ cũng chính là mất đi 2 viên trợ thủ đắc lực. Có thể nói, My Phương cũng có trách nhiệm trong cái chết của Trương Phi.
Cái chết của Quan Vũ và Trương Phi cũng đã tạo ra hiệu ứng dây chuyền. Lưu Bị không đánh Tào Ngụy, mà bị chỉ dẫn đánh Đông Ngô, dẫn đến thất bại ở Di Lăng, rồi bị đẩy vào chỗ chết.
Sau khi Lưu Bị qua đời, My Phương làm tướng cho Đông Ngô. Có thể nói, cái chết của cả 3 huynh đệ Lưu Quan Trương đều liên quan đến My Phương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bằng chứng hiếm có về tục lệ ăn thịt người thời cổ đại
5 loại gỗ đắt nhất thế giới: Việt Nam có 1 loại nổi tiếng khắp thế giới, giá 2,3 tỷ/kg
Rùng mình tục lệ ăn thịt người chết ở rừng Amazon
Khai quật lăng mộ lãnh chúa 1.200 tuổi chứa đầy vàng ở Panama
Loài chó ‘biết hát’ cực kì quý hiếm hồi sinh sau 50 năm tưởng đã tuyệt chủng
CLIP: Cảnh tượng đáng kinh ngạc, bọ ngựa tóm gọn chim ruồi trong chớp mắt