Khám phá

Lưu Bị cướp trắng 5 vạn quân của Tào Tháo, tại sao đội quân này không phản kháng mà lại ngoan ngoãn theo?

Trong lịch sử, Tào Tháo, Lưu Bị và Gia Cát Lượng đều là những nhân tài nổi tiếng, họ đều là những người có suy tính tỉ mỉ kỹ càng. Nhưng nếu chỉ nói về phương diện, có lẽ ít ai vượt qua được Tào Tháo.

Quan Vũ hay Trương Phi không có cửa, đây mới là người duy nhất đánh bại Lã Bố, võ lực xứng đáng đứng đầu Tam Quốc / Thời Tam Quốc có ngũ đại tướng soái, Gia Cát Lượng chỉ đứng thứ hai, ai là người đứng ở vị trí đầu tiên?

Tuy nhiên, chúng ta cũng biết Lưu Bị cũng là một người rất thông minh, hai người có thể nói là ngang tài ngang sức, vậy nếu đối đầu thì ai hơn ai? Trong lịch sử có một sự kiện khiến hai người ở thế đối chọi nhau như sau:

Năm 199, Đổng Thừa ngầm liên kết với Lưu Bị để chờ cơ hội lật đổ Tào Tháo bởi lẽ Tào Tháo khi đó đang làm khuynh đảo triều đình nhà Hán, thâm làm Quốc cữu như Đổng Thừa vô cùng bất mãn.

Lúc bấy giờ lực lượng của Viên Thuật trong tình trạng sức cùng lực kiệt nên ông bỏ Hoài Nam lên Hà Bắc để nhường ngôi hoàng đế cho anh là Viên Thiệu.

Lưu Bị xin Tào Tháo đi đánh Viên Thuật và Tào Tháo chấp thuận. Ông phái Lưu Bị cùng Quan Vũ và Trương Phi đem hơn 5 vạn quân chặn đánh Viên Thuật ở Từ Châu.

Thực ra đây là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời làm chính trị của Tào Tháo khi ông sơ xuất phê chuẩn đề nghị của Lưu Bị xin mang quân đi dẹp giặc.

Lưu Bị cướp trắng 5 vạn quân của Tào Tháo, tại sao đội quân này không phản kháng mà lại ngoan ngoãn theo Lưu Bị? - Ảnh 2.
Hình ảnh nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị trên phim.

Lúc đầu Tào Tháo không để ý đến hậu quả vô cùng tai hại của việc ông cử Lưu Bị cùng Quan Vũ và Trương Phi đi đánh Viên Thuật, ngay khi Đổng Chiêu can vì không muốn cho Lưu Bị rời khỏi Hứa Xương, Tào Tháo cũng chỉ nói ngắn gọn: "Ta đã bằng lòng cho Lưu Bị đi rồi, bây giờ không tiện thay đổi."

Cho tới khi cả Trình Dục cùng Quách Gia cùng nói với Tào Tháo rằng: "Lưu Bị mượn quân, e có ý khác", Tào Tháo mới tỉnh ngộ. Ông nói với vẻ hối hận:"Muộn rồi! Giờ có đuổi theo cũng không kịp."

Quả thật trong lần xuất quân này, Lưu Bị đã tính toán sẵn âm mưu phản lại Tào Tháo. Và cũng trong lần này, Lưu Bị đã lừa Tào Tháo thành công, đồng thời còn cướp được 5 vạn quân Tào Ngụy.

Vấn đề đáng được quan tâm, đặt ra một câu hỏi lớn là:

Tại sao 5 vạn quân của Tào Tháo không hề kháng cự mà đitheo Lưu Bị?

 

Để trả lời câu hỏi này, không thể không nhắc đến tài ăn nói của Lưu Bị.

Nếu so sánh về tài trí, Lưu Bị có thể không bằng Gia Cát Lượng. Nhưng khác với Gia Cát Lượng, Lưu Bị có tài ăn nói, ông có thể nói có thành không, biến chết thành sống qua vài câu nói. Chính nhờ miệng lưỡi trơn tru mà ông đã lấy được lòng tin của Tào Tháo.

Một người luôn trọng dụng nhân tài như Tào Tháo, gặp một nhân tài có trí tuệ và hoài bão như Lưu Bị thì sao không trọng dụng cho được?

Tào Tháo cho rằng Lưu Bị là một nhân tài hiếm có nên rất coi trong Lưu Bị, đồng thời luôn coi Lưu Bị là người có thể giúp mình chuyện giang sơn xã tắc. Tuy nhiên, tham vọng của Lưu Bị quá lớn, ông không muốn mãi ở dưới trướng Tào Tháo, ông muốn làm vua.

Lưu Bị cướp trắng 5 vạn quân của Tào Tháo, tại sao đội quân này không phản kháng mà lại ngoan ngoãn theo Lưu Bị? - Ảnh 4.
Hình ảnh nhân vật Lưu Bị trên phim.

Mặc dù ngoài mặt luôn phục tùng Tào Tháo nhưng bên trong ông lại âm thầm xây dựng quân đội riêng. Cứ như vậy cho đến một ngày, Lưu Bị từ con số không đã có thể đối đầu với Tào Tháo. Từ đây ta có thể thấy được năng lực của Lưu Bị là điều không thể nghi ngờ.

 

Khi Viên Thuật xưng đế, Tào Tháo lo lắng sau này sẽ gặp bất lợi nên đã đưa quân tấn công Viên Thuật.

Lưu Bị là nhân tài được Tào Tháo trọng dụng nên đương nhiên khi Lưu Bị đề xuất dẫn quân đi dẹp Viên Thiệu, Tào Tháo đã đồng ý ngay. Hơn nữa đi cùng lúc đó còn có tướng Chu Linh, có thể kiểm soát Lưu Bị.

Nhưng vì thiếu lương thực nên Chu Linh chết đói trên đường. Lưu Bị là người đầu tiên nhận được tin này, cho rằng đã đến lúc thực hiện đại sự của mình nên khi Tào Tháo có phần lo lắng, cho người gọi Lưu Bị đưa quân về, Lưu Bị đã nhờ người truyền lời với Tào Tháo, rằng ông tạm thời không nghe theo mệnh lệnh.

Sau khi Tào Tháo biết chuyện, bằng tài trí của mình, ông ta đoán được Lưu Bị định làm gì nên lập tức sai thân tín đi ám sát Lưu Bị.

Lưu Bị thực ra đã bắt đầu lên kế hoạch mưu phản từ rất sớm. Ông âm thầm cài người của mình bên cạnh Tào Tháo nên biết trước việc Tào Tháo muốn giết mình. Lần này ông đã dựa vào miệng lưỡi để thuyết phục các thuộc hạ của Tào Tháo từ bỏ việc ám sát, và may mắn là ông đã thành công.

 

Về phần binh lính, với tài ăn nói của Lưu Bị, họ đương nhiên tin rằng quan hệ giữa Lưu Bị và Tào Tháo vẫn tốt đẹp như vậy và sẵn sàng theo Lưu Bị, nói chi đến việc phản kháng.

Trong lịch sử Tam Quốc, mặc dù cuối cùng Lưu Bị vẫn bị Tào Tháo đánh bại, nhưng trong hoàn cảnh lúc bấy giờ thì hai người đều là những người vô cùng lợi hại.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm