Khám phá

Thủy cung Trung Quốc dùng cá heo robot thay thế động vật hoang dã

Trước lệnh cấm buôn bán động vật hoang dã tại Trung Quốc, những con robot có kích thước, khả năng bơi lội và phản ứng giống hệt cá heo thật, hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều thay đổi lớn cho ngành giải trí dưới nước trong tương lai.

1001 thắc mắc: Loài động vật nào bất chấp báo, rắn độc? / Con người cũng sẽ tuyệt chủng như các loài động vật khác?

Chú thích ảnh
Cá heo robot có thể thay thế cho động vật sống trong điều kiện nuôi nhốt. Ảnh: Handout

Khi các sở thú và thủy cung tại Trung Quốc phải vật lộn với lệnh cấm buôn bán động vật hoang dã trị giá hàng tỷ USD vì đại dịch COVID-19, hai doanh nhân công nghệ tại New Zealand tin rằng việc tạo ra những con robot hoạt cảnh có thể cách mạng hóa ngành giải trí dưới nước.

Theo Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc), ý tưởng này được đưa ra khi Wang Li, người đồng sáng lập công tygiải trí robot hoạt cảnh và đối tác kinh doanh của anh tại New Zealand, được yêu cầu thiết kế một thủy cung dành cho cá heo và cá voi sống tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, không ai trong số họ bị mê hoặc với ý tưởng sử dụng động vật hoang dã, giam cầm chúng để phục vụ cho ngành giải trí. Họ cho rằng “những điều tươi đẹp và tuyệt vời trong cuộc sống này là vô giá và chúng không nên được trưng bày trong điều kiện nuôi nhốt”.

Để vượt qua tình huống khó xử về đạo đức, Wang và Melanie Langlotz, một chuyên gia trò chơi tương tác thực tế, đã quyết định tạo ra một loại sinh vật biển bằng robot của riêng mình. Họ đã tìm đến hai chuyên gia robot hoạt cảnh Mỹ là Roger Holzberg và Walt Conti, để hiện thực hóa ý tưởng của mình.

Holzberg, cựu phó Chủ tịch và Giám đốc sáng tạo của Walt Disney Imagineering, tiết lộ rằng nguyên mẫu cá heo đầu tiên mà họ tạo ra nặng 270kg, có thời lượng pin 10 giờ và có thể hoạt động trong nước mặn tới 10 năm.

 

“Cân nặng, cảm xúc, mọi thiết kế của cá heo robot đều được mô phỏng giống cá heo thật. Từ cấu trúc xương đến cơ bắp, lượng mỡ, trọng lượng đều giống với loài cá heo mũi chai trưởng thành”, ông Holzberg nói.

Chú thích ảnh
Nhóm nghiên cứu và một nhóm khách hàng với nguyên mẫu cá heo robot. Ảnh: Handout

Ông Wang cho biết mục đích của những con robot này là cung cấp cho khán giả những trải nghiệm về “phong cách bom tấn của Hollywood” khi đến khám phá thủy cung.Cá heo robot có giá dao động trong khoảng từ 40 triệu USD đến 60 triệu USD/con. Dự kiến, cá heo robot đầu tiên sẽ ra mắt trong khoảng 2 năm tới.

Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang tiến hành tinh chỉnh và sản xuất hàng loạt động vật robot. Ông Wang dự đoán rằng sẽ có tới 150 đơn đặt hàng trong vòng 3 năm từ riêng thị trường Trung Quốc sau khi đại dịch COVID-19 lắng xuống. Hiện tại, họ đã ký hợp đồng với một số doanh nghiệp giải trí nổi tiếng tại Trung Quốc.

Các nhà sáng tạo cho biết việc sử dụng robot hoạt cảnh dưới nước có một số lợi thế kinh tế so với động vật hoang dã sống.

“Xét về mặt thời gian, một con robot hoạt cảnh có thể hoạt động tới 10 năm. Mỗi năm, chúng tôi có thể cung ứng cho 2 triệu khách hàng. Tổng chi phí đầu từ và bảo trì cho một danh mục giải trí robot hoạt cảnh chỉ bằng khoảng ¼ hoặc không quá 1/3 khoản đầu tư một thủy cung truyền thống”, ông nói.

 

Hai nhóm bảo vệ động vật có trụ sở tại Nam Phi, Ban Animal Trading (BAT) và EMS Foundation, đã công bố một báo cáo trong tháng này tiết lộ rằng ít nhất 5.035 động vật hoang dã sống đã được xuất khẩu từ Nam Phi sang Trung Quốc từ năm 2016 đến 2019.

Chú thích ảnh
Buôn bán động vật hoang dã là một ngành kinh doanh trị giá hàng tỷ USD ở Trung Quốc. Ảnh: Biosphoto

Ông Prathna Singh, Giám đốc BAT, đã rất ủng hộ ý tưởng này và nói rằng việc sử dụng cá heo robot là một bước tiến tích cực trong lĩnh vực giải trí và giáo dục đạo đức. Ông tin rằng những phát minh tương tự có thể hạn chế việc buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Các sở thú hay công viên tương tự cũng sẽ không có nhu cầu mua động vật sống, từ đó có thể hạn chế việc buôn bán động vật hoang dã.

Các chuyên gia kinh doanh cho rằng phát minh này sẽ trở nên phổ biến khi lần đầu tiên có mặt tại châu Á, nhưng sự thích thú của du khách sẽ giảm dần theo thời gian.

“Sự đam mê động vật hoang dã là điều không thể đoán trước trong hành vi của con người và du khách thường bị cuốn vào điều này. Đó cũng là lý do tại sao họ thường đến thăm sở thú hoặc công viên hoang dã nhiều lần trong đời”, ông Lucas Tok, giảng viên khoa Marketing của Trường Kinh doanh Bách khoa Singapore cho biết.

Tuy nhiên, nếu các sở thú có thể đưa cá heo robot vào hoạt động theo thay thế động vật sống thì mô hình kinh doanh này có thể bền vững trong thời gian dài. Ông Tok cho rằng đây có thể là một dấu hiệu tích cực đối với giáo dục cá heo và bảo tồn môi trường tự nhiên của chúng.

 

“Con người có thể tương tác với một con robot giống hệt với con vật thực về ngoại hình, cảm giác, chuyển động và hành vi. Động vật hoang dã sẽ không còn bị giam cầm vì lợi ích của con người”, ông Singh,nói.

Ông cho rằng nhiều công viên nên xem xét sử dụng một giải pháp thay thế tương tự, để động vật hoang dã phục vụ giải trí chỉ còn là một ký ức của quá khứ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm