Vì sao các hoàng đế Trung Hoa có tam cung lục viện?
8 phát minh kinh điển của Khổng Minh Gia Cát Lượng / Nếu có thể thoải mái thay thế nội tạng bị hỏng, liệu con người có trở nên bất tử?
Chúng ta hãy thử so sánh nhà Hán và La Mã cổ đại – hai đế chế có rất nhiều điểm tương đồng – để xem vì sao hoàng đế lại cần có tam cung lục viện.
Hán triều và La Mã
Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh thứ tư của người Maroc vào năm 146 trước Công nguyên, Rome trở thành cường quốc vượt qua lục địa Á – Âu và thống trị Địa Trung Hải. Tiếp đó lại trải qua hàng loạt biến động, từ chế độ độc tài Sulla cho đến thời kỳ đỉnh cao của Caesar, một đế chế vĩ đại đã được hình thành trong kỷ nguyên của Octavianus, gọi là Đế quốc La Mã.
Đế chế La Mã và nhà Hán có nhiều điểm khá tương đồng: Không chỉ sở hữu một đội quân hùng mạnh, họ còn có nền văn minh với các thành tựu nghệ thuật và văn hóa rất trù phú, các phong tục dân gian được duy trì bền vững, cùng với chế độ chính trị vững mạnh và một hệ thống pháp lý khá hoàn chỉnh. Hơn nữa, cả hai đều giống nhau về phong cách văn hóa cởi mở, dễ dàng tiếp thụ tinh hoa từ các nhóm dân tộc bên ngoài.
Nhưng hai đế chế nói trên cũng có điểm khác biệt khá lớn. Nếu lần giở từng trang sử sách, bạn sẽ thấy thời La Mã cổ đại đã diễn ra rất nhiều cuộc nội chiến trường kỳ và đẫm máu trong gia tộc.
Vì sao người La Mã lại phát động nhiều cuộc chiến tranh đến thế? Dù không thể tránh khỏi những yếu tố xâm lược của một đế quốc lớn, nhưng còn có một lý do chủ yếu khác, đó là La Mã không cách nào giải quyết được vấn đề kế vị ngai vàng.
Trong lịch sử La Mã cổ đại đã nhiều lần xảy ra các cuộc nội chiến đẫm máu để tranh đoạt ngai vàng. (Ảnh minh họa: pic2.me).
Trong lịch sử La Mã cổ đại đã nhiều lần xảy ra sự kiện quân cấm vệ sát hại nhà vua rồi tự ý lập tân đế, hoặc người thừa kế ngai vàng không được quần chúng quy phục, dẫn đến các cuộc nội chiến đẫm máu. Do đó, nhiều vị hoàng đế phải thu nhận các tướng lĩnh làm con nuôi để dập tắt sự bất mãn trong quân đội. Về lâu dài, chế độ bị chi phối bởi những vị tướng soái kiêu ngạo, hoặc chính bản thân đế vương cũng phải trở thành một chiến binh quật cường, khiến La Mã đi theo chủ nghĩa quân sự mạnh mẽ. Do đó mỗi khi ngai vàng đổi chủ, thì đế chế rất khó tránh khỏi cảnh bão táp phong ba.
Trong khi đó, nhà Hán lại duy trì được trạng thái hòa bình và ổn định lâu dài. Thời kỳ thịnh trị của nhà Hán là ví dụ điển hình cho thấy người Trung Hoa cổ đại đã khắc phục được nguy cơ tranh đoạt ngai vàng. Vậy họ đã giải quyết vấn đề tranh chấp kế vị như thế nào? Đó là dựa vào một sáng kiến có từ thời nhà Chu, gọi là chế độ con trai trưởng của vợ cả kế thừa.
Theo đó, con của người vợ chính gọi là “đích xuất”, con của vợ lẽ gọi là “thứ xuất”. Vì vậy mới có câu: "Nếu vợ cả có con trai thì lập lên làm con trưởng, nếu không có thì lập con của vợ lẽ làm con trưởng" (nguyên văn: “Hữu đích lập đích, vô đích lập trưởng”).
Phương thức lập trưởng này sẽ dập tan sự nghi ngờ của các phe đối lập về người kế vị. Do đó, quá trình truyền thừa ngôi báu diễn ra trong êm thuận, không còn xảy ra các cuộc nổi loạn trên diện rộng, hơn nữa việc sớm lập hoàng tử kế vị cũng có lợi cho quá trình huấn luyện tân đế vương sau này.
Lấy hai vị hoàng đế Tây Hán là Tuyên Đế và Nguyên Đế làm ví dụ. Sau khi lên ngôi, Hán Tuyên Đế đã phong sắc cho Lưu Thích (sau này trở thành Nguyên Đế) làm hoàng thái tử, khi ấy mới 6 tuổi. Vì tiểu thái tử được lập từ rất sớm, nên có nhiều cơ hội học tập các sách Thánh hiền và tìm hiểu phương cách cai trị đất nước.
Nền tảng của thể chế con trưởng kế thừa là yếu tố quan trọng giúp duy trì trật tự lễ tiết và bảo đảm chế độ quan liêu phát triển tốt. Nói chung, chỉ cần có hoàng tử là có thể tìm được người thừa kế, do đó vấn đề đặt ra là phải đảm bảo hoàng đế sẽ sinh được con trai nối dõi. Đây chính là một trong những biện pháp duy trì vương triều của Trung Quốc cổ đại.
Nền tảng của thể chế con trưởng kế thừa là yếu tố quan trọng giúp duy trì trật tự lễ tiết của các vương triều Phương đông. (Ảnh minh họa: kknews.cc).
Khủng hoảng kế vị thời nhà Hán
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu hoàng đế không có con trai?
Vào triều đại Tây Hán, Hán Thành Đế vì không có con, nên vào những năm cuối đời ông phải lập cháu trai là Lưu Hân lên làm thái tử, sau này trở thành Hán Ai Đế. Tuy nhiên, Ai Đế cũng không có con nối dõi, và vì sa đà tửu sắc nên sớm qua đời khi mới 24 tuổi. Sau khi ông băng hà, Vương Mãng thừa cơ lộng quyền, cuối cùng chiếm đoạt vương triều Tây Hán.
Tình huống trong thời Đông Hán thậm chí còn rõ ràng hơn. Triều đại Đông Hán là thời kỳ có nhiều tiểu hoàng đế nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nhiều vị hoàng đế đã qua đời khi không người nối dõi, chẳng hạn như: Hán Hoàn Đế tại vị 21 năm nhưng vẫn không có thái tử. Do đó, ông buộc phải lập cháu trai của tiên đế lên làm người kế tục. Việc bãi bỏ hay lập đế lại bị chi phối bởi hoàng tộc bên ngoại, do đó đã dẫn đến hỗn loạn chính trị và khiến Đông Hán đi đến diệt vong.
Vì sao thiên tử cần có tam cung lục viện?
Từ những phân tích trên, có thể thấy hệ thống thừa kế của Trung Quốc cổ đại đã góp phần làm giảm sự hỗn loạn chính trị và tranh chấp ngai vàng. Yêu cầu chính là hoàng đế phải có đủ “ứng cử viên”, và vì vậy ông cũng phải có nhiều vợ trong hệ thống nghi lễ.
Hoàng đế nạp nhiều thê thiếp có phải chỉ là để thỏa mãn dục vọng không? Thực tế lại không hẳn như vậy, bởi vì các hoạt động trong hậu cung luôn được quản lý rất nghiêm ngặt. Tương truyền, Hoàng đế Khang Hy từng lập ra một thứ gọi là , cho phép hoạn quan ghi lại số lần hoàng đế đến với các phi tần. Một mặt là để xác minh rằng đó là có phải con vua hay không, mặt khác là để hoàng đế tự ước thúc, kiểm soát bản thân mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính