Tiết lộ cuốn sách tiếng Nga đầu tiên viết về Việt Nam
Những loài hoa có hình thù 'siêu quái đản' / Hai sáng kiến chống Mỹ đánh đố kẻ thù
Trước đó, người dân Nga biết đến những nghiên cứu đầu tiên về Việt Nam kể từ năm 1846. Sử gia người Nga Petr Tsvetov mới phát hiện ra thông tin quan trọng trên.
“Zyablovsky là tác giả người Nga đầu tiên viết về Việt Nam. Ông là giáo sư công tác tại ĐH St Petersburg và vô cùng nổi tiếng với các nghiên cứu thống kê và địa lý. Một trong những nghiên cứu quan trọng của ông Zyablovsky là “Khóa học về địa lý phổ quát". Tác phẩm này được xuất bản tại thành phố St Petersburg năm 1819. Trong tác phẩm đó, ông có nhắc đến vùng đất Nam Kỳ của Việt Nam và miêu tả nơi này là "chốn đông dân, sản xuất số lượng lớn lúa gạo cũng như có nhiều vàng, bạc".
Theo kết quả nghiên cứu củasử gia Petr Tsvetov, giáo sư Evdokim Zyablovsky là tác giả đầu viên viết sách về Việt Nam. |
Ông đã dùng những từ ngữ “cung điện hoàng gia với trang trí tuyệt vời " để nói đến Huế cũng như viết về Hà Nội.
Ông Zyablovsky cũng kể ra một số tôn giáo có mặt và tồn tại ở Việt Nam như Phật giáo, Nho giáo, Hồi giáo và Công giáo. Giáo sư Zyablovsky cũng dành khá nhiều thời gian để nói đến đời sống kinh tế của người dân ở dải đất hình chữ S. Theo nội dung cuốn sách "Địa lý phổ quát" viết về Việt Nam đầu thế kỷ 19, ông có nhắc đến hoạt động nông nghiệp cũng như đề cập đến sự phát triển của ngành nghề sản xuất tơ lụa và vải bông của nông dân Việt Nam.
Thêm vào đó, giáo sư Zyablovsky cũng liệt kê một số đối tác thương mại của Việt Nam hồi đó như Trung Quốc, Nhật Bản, Ba Tư và châu Âu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
Trong 'Tây Du Ký', đây là 5 người không có đối thủ khắp Tam giới, Phật Như Lai và Ngọc Hoàng đều không có tên trong danh sách
CLIP: Cuộc đụng độ kịch tính giữa sói đồng cỏ và báo sư tử, màn quyết chiến căng thẳng đến phút cuối
Tại sao ngựa ngủ đứng cả ngày lẫn đêm thay vì nằm? Đọc xong tôi có thêm kiến thức