Khám phá

Tiết lộ gây "sốc" về quái vật hồ Loch Ness

Theo tài liệu mới tiết lộ, London đã lên kế hoạch bắn hạ Nessie, con quái vật huyền thoại hồ Loch Ness để trưng bày xác ở bảo tàng London.

Ký họa một thời chiến tranh: Những giá trị vẫn còn nguyên vẹn / Những hình ảnh tiết lộ sự thật không ngờ về lịch sử

Theo hồ sơ từ những năm 1930 của Scotland đã được tiết lộ, phía London muốn bắn hạ Nessie để trưng bày xác ở bảo tàng London còn phía Scotland đấu tranh để đảm bảo “cô Nessie” vẫn được an toàn ở phía bắc biên giới.

Ảnh chụp chứng minh quái vật hồ Loch Ness không phải là một huyền thoại.

Ảnh chụp chứng minh quái vật hồ Loch Ness không phải là một huyền thoại.

Những điều trên được tác giả David Clarke tiết lộ trong cuốn sách X-Britain's X-traordinary Files. Ông cho biết: “Trong những năm 1930, Nessie đã trở thành một biểu tượng của Scotland, một biểu tượng của bản sắc dân tộc. Có sự phẫn nộ trước khả năng xác của con quái vật có thể được trưng bày tại London”.

Những hồ sơ điều tra được tìm thấy tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London cho thấy phía Scotland lo sợ sự an toàn của Nessie khi mà phía London treo giải thưởng lên đầu con vật.

Tài liệu cũng cho thấy nhiều năm sau đó Hoàng tử Philip thậm chí còn yêu cầu gọi điện cho Hải quân Hoàng gia để tìm kiếm Nessie.

Tiết lộ gây sốc về quái vật hồ Loch Ness - 2

Hoàng tử Philip cũng tin vào sự tồn tại của Nessie và yêu cầu phía Hải quân Hoàng gia tìm kiếm nó.

 

Trong khi phía Scotland mong muốn có đủ thời gian để điều luật mới bảo vệ Nessie được thông qua trước khi cánh thợ săn tìm thấy nó thì phía London cho phép bắn hạ nếu trông thấy con quái vật.

Tháng 3/1934, một nhân viên không rõ danh tính của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London không giấu giếm ý định của mình đã nói với cánh thợ săn: “Nếu các bạn từng ở quanh phạm vi của con quái vật, tôi hy vọng các bạn sẽ không ngần ngại bắn thẳng vào nó và bảo quản lạnh xác gửi về cho chúng tôi. Một phần của nó, một cái chân, hàm hoặc răng cũng được hoan nghênh”.

Tiết lộ gây sốc về quái vật hồ Loch Ness - 3

Săn tìm quái vật hồ Loch Ness năm 1933.

Theo các tài liệu tìm thấy ở Edinburgh, có nhiều yêu cầu thông qua một đạo luật của Quốc hội nhằm ngăn chặn Nessie khỏi bị bắt hoặc giết hại. Người đứng đầu chiến dịch trên là Nghị sĩ Murdoch MacDonal, người đảm bảo với Ngoại trưởng Scotland Godfrey Collins rằng quái vật hồ Loch Ness không phải là một huyền thoại.

 

Murdoch MacDonal cũng yêu cầu một dự thảo luật trước Quốc hội để bảo vệ Nessie, tuy nhiên Ngoại trưởng Godfrey cho rằng “không có một đạo luật bảo vệ những con quái vật”.

Bảo tàng Hoàng gia Scotland đã viết thư cho ngài Godfrey và cho biết bảo tàng có quyền thu hồi nếu và khi tìm thấy xác của con vật.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm