Dung nhan các vị Vua trong lịch sự luôn là một dấu hỏi lớn ở thời nay, một trong những những vị Hoàng đế mà người đời luôn mong mỏi muốn được một lần chiêm ngưỡng là Càn Long.
Bí mật về sự ân sủng đặc biệt của Càn Long dành cho Hòa Thân /
Vì sao hoàng hậu Phú Sát khiến Càn Long muốn gần gũi cả đời?

Bằng công nghệ hiện đại, ngày nay người ta phục dựng khuôn mặt các vị quan lại, vua chúa ngày xưa với điều kiện thi hài cần phải còn xương cốt hoặc chưa bị phân hủy. Đáng tiếc, với Càn Long điều đó là không thể, năm 1928 quân phiệt Tôn Điện Anh đã đem quân vào khu vực lăng tẩm nhà Thanh ở Hà Bắc, quật mộ Càn Long và Từ Hy Thái Hậu. Sau khi bị khai quật, đồ tùy táng, thi cốt của Hoàng đế và hậu phi cũng hoàn toàn nhiễu loạn, tứ tán trên mặt đất. Ảnh: Wikipedia.

Về sau, vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh - Phổ Nghi cho người đi thu thập di hài cũng chỉ tìm được vài phần, miễn cưỡng đem Đế - Hậu hợp táng vào một cỗ. Thế nên, quả thực sử dụng di hài để phục dựng dáng người, khuôn mặt với Càn Long là điều bất khả thi. Ảnh: Quan tài Càn Long tại Thanh Dụ Lăng. Ảnh: Wikipedia.

Bây giờ, người ta chỉ có thể mường tượng một phần nào đó dung mạo của Càn Long Đế qua bức tranh vẽ mà thôi. Trong ảnh, tranh vẽ Bảo Thân vương Hoằng Lịch – tên thật của vua Càn Long. Ảnh: Wikipedia.

Tranh vẽ Càn Long những năm đầu trị vì. Ảnh: Wikipedia.

Nhiều bức vẽ Càn Long đều vẽ theo khuôn mặt này, cho nên đây cũng có thể là khuôn mặt thật sự của vị Hoàng đế nổi tiếng nhà Thanh. Ảnh: Wikipedia.

Bức vẽ Càn Long đi săn. Ảnh: Wikipedia.

Tranh vẽ Càn Long khi về già. Hoàng đế Càn Long đã chính thức thoái vị ở tuổi 85, vào năm thứ 60 ở triều đại của ông, trao lại ngôi vua cho con trai thứ 15 của ông là Vĩnh Diễm, tức vua Gia Khánh, vào năm 1795. Trong bốn năm tiếp theo, ông giữ danh hiệu "Thái Thượng hoàng", mặc dù trên thực tế ông tiếp tục nắm giữ quyền lực và Gia Khánh chỉ có vai trò biểu tượng. Ảnh: Wikipedia.

Thời Càn Long, nhà Thanh có giao thiệp mạnh mẽ với thế giới phương Tây. Một số nhà sử học, họa sĩ được phép vẽ lại Càn Long qua đó cho người đời thấy được một phần dung nhan hoàng đế. Ảnh: Tranh vẽ Càn Long của họa sĩ và nhà sử học George S. Stuart từ các ghi chép lịch sử. Ảnh: Wikipedia.

Tranh khắc họa Hoàng đế Càn Long. Ảnh: Wikipedia.
Theo Hoàng Lê/Kiến Thức