Tìm đến tận nhà Lưu Bá Ôn với ý định trừ khử công thần, Chu Nguyên Chương từ bỏ ngay ý định sau khi bước vào 1 ngôi miếu hoang
Chu Đệ xử lăng trì 3.000 cung nữ: Hậu thế quyết lật lại thảm án từ 1 chi tiết đặc biệt này / Lan chu đình - Loài hoa đẹp được dùng làm thuốc
Trong các triều đại phong kiến của Trung Quốc, nhà Minh là được coi là triều đại có nhiều nét đặc biệt. Nhà Minh có thể nói là triều đại mở đầu cho nhiều chế độ nhưng cũng chấm dứt nhiều chế độ.
Ví dụ như, thời nhà Minh bãi nhiễm vị trí Thừa tướng, đưa Hoàng đế trở thành người thống trị, nắm quyền trực tiếp các bộ ban ngành trong triều.
Nhà Minh là đỉnh cao của chế độ trung ương tập quyền và quân chủ chuyên chế. Nói đến những vị Hoàng đế thời nhà Minh, chắc hẳn các bạn đọc không thể không nghĩ ngay đến Chu Nguyên Chương.
>> Xem thêm: Đệ nhất mưu sĩ Minh triều chết tức tưởi vì một câu nói 'trót dại'
Chu Nguyên Chương là người có tài, cũng rất dũng mãnh, để ngồi vững chắc trên giang sơn của mình, ông đã không ngại ra tay giết hại rất nhiều công thần. Nhưng Lưu Bá Ôn lại bằng một bài thơ mà giữ được tính mạng cho mình.
CÙNG CHU NGUYÊN CHƯƠNG GIÀNH THIÊN HẠ
Trước hết chúng ta sẽ cùng nói về Lưu Bá Ôn. Lưu Bá Ôn là người Chiết Giang, có người nói, thôn làng ở Chiết Giang nơi Chu Bá Ôn sinh ra là nơi có nhiều điềm lành, chính vì thế nên sau này khi lớn lên, Lưu Bá Ôn mới tài giỏi hơn người. Nhưng lại có người nói, bởi vì Lưu Bá Ôn tài năng hơn người, mới giúp cho thôn làng Chiết Giang nơi ông lớn lên có nhiều may mắn.
Lưu Bá Ôn có thể tài năng hơn người, kiến công lập nghiệp cũng là bởi ngay từ khi còn nhỏ ông đã luôn cần cù, hiếu học. Từ nhỏ, Lưu Bá Ôn đã rất chăm chỉ đọc sách, hơn thế ông còn là người có trí tuệ, vô cùng thông minh.
>> Xem thêm: Bí ẩn ngôi làng do Lưu Bá Ôn thiết kế: Lấp ao thì nhà sập, nước giếng 'đoán' thời tiết
Tranh chân dung Lưu Bá Ôn.
Ông từng thi đỗ Tiến sĩ, làm quan trong triều đình nhà Nguyên, nhưng triều đình bấy giờ lại không trọng dụng tài học của ông, ngược lại còn bài xích ông vì ông xuất thân là người Hán. Chính bởi thế, cho dù Lưu Bá Ôn hoàn thành rất tốt công việc, nhưng ông vẫn bị mọi người tẩy chay.
Không chịu được cảnh bị bạn bè đồng liêu tẩy chay, bài xích, cho nên ông đã xin từ quan, chọn lui về ở ẩn. Tuy đã chọn lui về ở ẩn, nhưng Lưu Bá Ôn vẫn luôn mong có cơ hội được kiến công lập nghiệp, trong thâm tâm ông vẫn muốn được cống hiến, tự tạo nên một chân trời mới, chỉ là khi ấy ông thiếu mất một minh quân.
Nếu như có một vị minh quân, có một người khiến ông cảm thấy đáng để ông phò tá, ông sẵn sàng rời núi, giúp đỡ người ấy thành danh, lập nghiệp. Chính vì thế, khi Minh Thái Tổ cũng chính là Chu Nguyên Chương đến mời ông xuống núi, Lưu Bá Ôn đã chọn xuống núi phò tá cho Chu Nguyên Chương.
>> Xem thêm: Tổ tiên để lại 1 đường lui, 200 năm sau, Sùng Trinh Đế ngu muội bỏ qua khiến cơ nghiệp Minh triều tiêu tan
Lưu Bá Ôn rất giỏi xem tướng, ngay khi nhìn thấy Chu Nguyên Chương, ông đã cảm nhận được khí thế bá vương trên người của người này, chắc chắn một ngày nào đó sẽ có thể đạt được thành tựu to lớn.
Lưu Bá Ôn đã căn cứ vào ưu điểm của Chu Nguyên Chương và tình thế cục diện bấy giờ để vạch ra những kế hoach cực kỳ hiệu quả. Ông phò tá Chu Nguyên Chương, giúp Chu Nguyên Chương biến hung thành cát, dần dần, Chu Nguyên Chương cũng tích lũy đủ lực lượng để chống lại nhà Nguyên.
Những thành tựu mà Chu Nguyên Chương có được không thể không nhắc đến công lao giúp đỡ của vị mưu sĩ trứ danh này.
>> Xem thêm: Tướng quốc nổi tiếng Trung Quốc - tham quan thủ đoạn hơn Hoà Thân khiến vua Khang Hi phải khuất phục
Sau cùng, Chu Nguyên Chương cũng lật đổ được nhà Nguyên, đăng cơ xưng đế, thành lập nên vương triều Đại Minh của chính mình. Còn Lưu Bá Ôn và những người đã ở bên cạnh Chu Nguyên Chương đều trở thành công thần, nhưng với họ, trở thành công thần chẳng những không đem đến một tương lai tốt đẹp mà còn rước thêm nghi kỵ cho chính mình.
CHU NGUYÊN CHƯƠNG NGHI KỴ CÔNG THẦN
Khi Chu Nguyên Chương mới lên ngôi, bấy giờ giang sơn vẫn chưa ổn định nên vẫn rất cần đế sự trợ giúp của công thần.
Nhờ có sự giúp đỡ của Lưu Bá Ôn, giang sơn của Chu Nguyên Chương ngày một vững chắc. Trong thời kỳ chuyển giao ấy, có thể nói Chu Nguyên Chương đối với Lưu Bá Ôn chính là bảo sao nghe vậy, chỉ cần là kế hoạch do Lưu Bá Ôn đưa ra, Chu Nguyên Chương chắc chắn sẽ làm theo.
Nhưng đến khi giang sơn đã vững chắc, thái độ của ông dần dần thay đổi. Vị quân chủ này lo sợ những công thần trước đây cùng chung sức với mình sẽ rình mò, lăm le giang sơn Đại Minh, cho nên ông bắt đầu ra tay trừng trị công thần.
Bất cứ khi nào Chu Nguyên Chương phát hiện ra ai có ý đồ tạo phản, dù chỉ là một chút ít thôi, ông cũng lập tức trừng trị nghiêm khắc. Thái độ của Chu Nguyên Chương với Lưu Bá Ôn khi ấy cũng thay đổi một cách rõ rệt.
THOÁT CHẾT NHỜ MỘT BÀI THƠ
Một người thông minh như Lưu Bá Ôn sớm đã nhìn thấu suy nghĩ của Chu Nguyên Chương, cho nên ông luôn vô cùng cẩn thận bày tỏ cho Chu Nguyên Chương thấy được lòng trung thành của mình.
Về sau, Lưu Bá Ôn thậm chí còn muốn từ quan để bảo toàn tính mạng, nhưng ông từ quan đến hai lần mà vẫn chẳng thể xóa sạch được nghi kỵ của Chu Nguyên Chương với chính ông.
>> Xem thêm: Nổi tiếng thích chiếm đoạt vợ người khác, vì sao sau khi giết Lã Bố, Tào Tháo lại không dám động đến Điêu Thuyền?
Đoán được trước mọi chuyện, Lưu Bá Ôn xin cáo quan về quê nhưng vẫn không xóa bỏ được nghi kỵ trong lòng Chu Nguyên Chương.
Hết cách, Lưu Bá Ôn đã phải dùng đến cách giả chết để Chu Nguyên Chương hoàn toàn bỏ xuống phòng bị. Khi Chu Nguyên Chương nghe tin Lưu Bá Ôn mắc bệnh qua đời, Chu Nguyên Chương vô cùng sung sướng, cảm thấy mối đe dọa trong lòng lúc này mới thật sự tan biến.
Nhưng Chu Nguyên Chương vẫn lo đằng sau có âm mưu nên ông đã đích thân đến tận nhà Lưu Bá Ôn. Bấy giờ Chu Nguyên Chương còn cải trang, giấu giếm thân phận, bí mật đến nhà Lưu Bá Ôn.
Nhưng khi đến nơi, thay vì đi vào cổng lớn, ông lại quay hướng đi đến một ngôi miếu đổ nát trong nhà Lưu Bá Ôn. Chu Nguyên Chương đi vào trong miếu cũng chẳng phải vì có mục đích gì đặc biệt, chỉ là bởi vì khi nhìn thấy ngôi miếu hoang, Chu Nguyên Chương bất chợt nhớ đến thời gian khi còn làm hòa thượng của mình.
Ngồi trong miếu, hoàng đế Minh triều nhớ lại quãng thời gian khá đặc biệt ấy trong cuộc đời mình. Đang suy nghĩ, ông bỗng phát hiện ra trên tường của ngôi miếu có người viết một bài thơ:
"Đại thiên thế giới chính mang mang,
Hà tất thu thập nhất đại tàng?
Cổ lai đa thiểu anh hùng bối,
Đắc đạo đa trợ thất đạo vong."
Mặc dù trình độ văn hóa của Chu Nguyên Chương không cao, nhưng hàm ý bài thơ này nói đến lại rất dễ hiểu.
Nội dung của bài thơ đại ý là: Thế giới rộng lớn nhường này, cớ sao phải thu lại một chỗ? Từ xưa đến nay, các bậc anh hùng, giữ được đạo thì nhiều người trợ giúp, đánh mất đạo thì vong.
Đọc những câu thơ này, kết hợp với việc Lưu Bá Ôn đã chủ động rút lui, Chu Nguyên Chương không còn nghi kỵ Lưu Bá Ôn nữa, cũng nhờ đó mà vị mưu sĩ mới có thể yên ổn sống ở quê nhà thêm một thời gian, tránh được họa máu chảy đầu rơi.
>> Xem thêm: Nguồn gốc khó tin về nén hương và bí mật tâm linh phía sau, ai là tổ nghề hương ở Việt Nam?
- Video khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền phong/CCTV.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'