Khám phá

Trong Tam Quốc, Trương Phi dùng cách gì mà chỉ bằng 'tiếng hét' có thể đẩy lùi vạn quân địch? Đánh với Lữ Bố hơn 50 hiệp?

Giải mã tiếng hét của Trương Phi - Tam Quốc

Nếu Lưu Bị thống nhất Tam Quốc, hai mãnh tướng 'thân thiết' này sẽ bị giết: Đó là ai? / Không phải Gia Cát Lượng, nhân vật này mới là đệ nhất thần cơ diệu toán trong Tam Quốc

Trong Tam Quốc, ngoài những cuộc đấu trí căng thẳng với nhiều mưu kế có thể lật ngược thế cờ, những trận giao đấu giữa các mãnh tướng kiêu hùng trước hàng vạn quân địch luôn là chủ đề có sức hấp dẫn rất lớn trong Tam Quốc.

Trong Tam Quốc, Trương Phi dùng cách gì mà chỉ bằng tiếng hét có thể đẩy lùi vạn quân địch? Đánh với Lữ Bố hơn 50 hiệp? - Ảnh 1.

Trương Phi - kẻ thù khiến người khác khiếp sợ

Trong cuộc đời lẫy lừng của mình, Trương Phi từng có cơ hội đơn đả độc đấu với không ít mãnh tướng mạnh nhất Tam Quốc, trong đó có thể kể đến trận đấu với Lã Bố ở Hổ Lao quan năm 190. Trương Phi và Lã Bố đã từng đánh hơn 50 hiệp mà vẫn chưa phân thắng bại. Quan Vũ bấy giờ đứng ngoài thấy thế nên cầm Thanh Long Yển Nguyệt Đao phi ngựa đến cùng đánh. Cả ba đánh tiếp 30 hiệp mà Quan Vũ, Trương Phi vẫn chưa hạ được Lã Bố. Sau cùng, Lưu Bị cũng cầm song kiếm thúc ngựa phi vào cùng đánh. Tuy nhiên, Lã Bố đã nhanh chóng mở góc của trận và phi ngựa chạy thoát.

Trong Tam Quốc, Trương Phi dùng cách gì mà chỉ bằng tiếng hét có thể đẩy lùi vạn quân địch? Đánh với Lữ Bố hơn 50 hiệp? - Ảnh 2.
Ảnh minh họa.

Thậm chí, trong Tam Quốc diễn nghĩa, Trương Phi khiến Hạ Hầu Kiệt vỡ mật mà chết chỉ với một tiếng hét. Có lẽ Trương Phi cũng chính là nhân vật duy nhất trong Tam Quốc có thể giết chết tướng địch chỉ bằng một tiếng hét.

Tiếng hét của Trương Phi có sức mạnh ra sao?

Vào năm 208, do chống đỡ không nổi với đại quân của Tào Tháo, Lưu Bị thất bại nặng nề nên phải tháo chạy, thậm chí còn phải bỏ cả gia quyến. Tuy nhiên, Tài Tháo dẫn đại quân đi truy kích và đuổi kịp Lưu Bị tại Đương Dương – Trường Bản.

Trong Tam Quốc, Trương Phi dùng cách gì mà chỉ bằng tiếng hét có thể đẩy lùi vạn quân địch? Đánh với Lữ Bố hơn 50 hiệp? - Ảnh 3.

Lúc bấy giờ, Lưu Bị đã sai Trương Phi dẫn theo 20 kỵ binh đi chặn hậu ở cầu Trường Bản để ngăn cản quân Tào truy đuổi.Trương Phi đã chọn đầu cầu Trường Bản vì đây là nơi có địa thế thuận lợi cho việc quan sát tình hình quân địch. Sau đó, Trương Phi cũng bố trí cho 20 kỵ binh của mình mai phục ở phía sau. Khi các tướng lĩnh của Tào Tháo nhìn thấy Trương Phi đứng trên cầu nên không ai dám manh động. Thậm chí ngay cả Hạ Hầu Đôn, Hứa Chử, Nhạc Tiến, Trương Cáp và các võ tướng có khả năng đơn đấu khác của Tào Tháo cũng không dám tiến lên phía trước. Sau đó, Trương Phi hét lớn: "Ta là Trương Dức Đức, người nước Yên. Ai dám cùng ta quyết trận tử chiến".

Trong Tam Quốc, Trương Phi dùng cách gì mà chỉ bằng tiếng hét có thể đẩy lùi vạn quân địch? Đánh với Lữ Bố hơn 50 hiệp? - Ảnh 4.

Tiếng hét của Trương Phi to như tiếng sấm khiến quân Tào nghe thấy đều run sợ. Sau đó, Trương Phi tiếp tục quát lớn và không ngờ khiến Hạ Hầu Kiệt, một võ tướng đang ở bên cạnh Tào Tháo sợ chết khiếp. Hứa Chử, Hạ Hầu Đôn cùng hàng vạn quân Tào thấy vậy liền không dám tấn công và cuối cùng phải rút lui. Cũng chính nhờ có Trương Phi chặn hậu mà Lưu Bị và các thủ hạ khác có thể chạy thoát thân.

 

Trong Tam Quốc, Trương Phi dùng cách gì mà chỉ bằng tiếng hét có thể đẩy lùi vạn quân địch? Đánh với Lữ Bố hơn 50 hiệp? - Ảnh 5.

Theo Tam Quốc diễn nghĩa, sau khi Trương Phi hét lớn, quân Tào nghe thấy đều run sợ, Tào Tháo ngoảnh lại nói với tả hữu rằng: "Ta mới nhớ lời Vân Trường (tức Quan Vũ) nói khi trước rằng Trương Dực Đức ở trong đám quân trăm vạn mà lấy đầu thượng tướng dễ như thò tay vào túi lấy đồ vật. Nay gặp gỡ không nên khinh địch".

Trong Tam Quốc, Trương Phi dùng cách gì mà chỉ bằng tiếng hét có thể đẩy lùi vạn quân địch? Đánh với Lữ Bố hơn 50 hiệp? - Ảnh 6.

Tào Tháo cho rằng chắc hẳn là mưu kế của Lưu Bị và Gia Cát Lượng. Ngoài ra, tiếng hét vô cùng mạnh mẽ và tự tin của Trương Phi khiến Tào Tháo càng chắc chắn rằng có quân mai phục ở phía sau. Tào Tháo nổi tiếng là người đa nghi và cẩn trọng. Đây là điểm mạnh nhưng cũng là điểm yếu của vị quân chủ này. Không ngờ, chỉ vì đa nghi mà Tào Tháo lại bỏ lỡ mất cơ hội tiêu diệt Lưu Bị và cuối cùng chọn cách rút lui. Đây quả là điều đáng tiếc.


1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm