Tìm hiểu về loài cá mập cổ đại có ”đôi cánh” dài 2 m
Bất ngờ với chế độ ăn của cá mập trắng lớn / Kích thước thật của cá mập Megalodon
Các hóa thạch này sẽ được trưng bày ở bảo tàng Milarca, Mexico.
Romain Vullo, chuyên gia tại Đại học Rennes và là nhà khoa học chính trong dự án, nhận định thức ăn chủ yếu của loài Aquilolamna milarcae có thể là sinh vật phù du. Chúng không cần bơi quá nhanh. Tương tự như cá đuối hiện đại, loài này chỉ cần bơi chậm là đủ để kiếm ăn.
Theo các nhà khoa học, loài Aquilolamna milarcae có thể xuất hiện trước cá đuối khoảng 30 triệu năm. Dù sống dưới nước, chúng vẫn có cặp vây với hình thù như đôi cánh và kiếm ăn tương tự loài cá đuối.
Hình ảnh mô phỏng loài cá mập tiền sử Aquilolamna milarcae với cấu tạo vây như cá đuối. Ảnh: Oscar Sanisidro.
Con cá mập này còn có đầu khá ngắn và miệng rộng. Những bộ phận khác như đuôi và vây đuôi vẫn tương tự loài cá mập hiện đại.
Loài cá mập “đại bàng” tồn tại khoảng 93 triệu năm trước, trong cuối kỷ Phấn trắng, khi khủng long vẫn ngự trị trên Trái Đất.
Nó được cho là tuyệt diệt cùng lúc với khủng long khoảng 66 triệu năm trước.
Vào thời điểm loài Aquilolamna milarcae còn tồn tại, vùng Nuevo Leon đang bị nhấn chìm bởi một vùng đại dương được các nhà khoa đặt tên là Đường biển Nội địa Phía tây (kéo dài từ Vịnh Mexico lên Bắc Băng Dương hiện nay).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Đây là cây gỗ quý 4.300 năm tuổi, có giá gần nghìn tỷ
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!