Tìm thấy 1000 ngà voi cổ đại trong lòng đất nhưng đang khai quật thì chuyên gia đột nhiên hét lớn "Chôn xuống ngay", nguyên do khiến ai cũng há hốc
Khám phá ngọn núi được mệnh danh ‘nóc nhà Đông Bắc’, khó nhằn hơn cả Fansipan / Khám phá những bí mật về loài rắn đã cắn chết nữ hoàng Cleopatra
Ngà voi vốn là một chất liệu quý giá, thường được sử dụng để làm ra các sản phẩm xa xỉ. Tuy nhiên, không chỉ người hiện đại đánh giá cao ngà voi mà từ thời xa xưa, con người đã sử dụng ngà voi. Bằng chứng là các đoàn khảo cổ vẫn thỉnh thoảng tìm thấy các sản phẩm từ ngà voi ở các di tích cổ.
Mới đây, một nhóm khảo cổ đã tìm thấy hơn nghìn chiếc ngà voi cổ đại được chôn sâu trong lòng đất ở di chỉ Kim Sa, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Nhưng khi quá trình khai quật đã được nửa chặng đường thì các chuyên gia phát hiện có điều gì đó không ổn, lập tức hét lớn: "Chôn xuống ngay, khẩn trương sơ tán!". Khi nguyên nhân được tiết lộ, ai nấy đều há hốc kinh ngạc.
Được biết, bên dưới di chỉ Kim Sa ở tỉnh Tứ Xuyên có những di tích văn hóa cổ đại quy mô lớn và có giá trị lịch sử vô cùng cao. Trong một lần tình cờ, nhóm công nhân của một công trình xây dựng đào được mẩu xương và công cụ đá, ngay sau đó nhóm khảo cổ đã được phái đến tìm hiểu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nơi này ban đầu thuộc về di chỉ cổ của triều nhà Thương và nhà Chu ngày xưa. Nhóm khảo cổ đã lần lượt khai quật được các công cụ bằng vàng, đá, ngọc và gốm sứ với số lượng lên đến hàng nghìn vật phẩm, tổng giá trị khó có thể tính toán được.
Tiếp tục khai quật, các chuyên gia còn phát hiện một hố lớn có chứa hơn 1000 chiếc ngà voi, trong đó chiếc ngà voi lớn nhất dài đến 1m85, tương đối hiếm thấy. Mặc dù không rõ lý do tại sao lại xuất hiện một số lượng ngà voi lớn đến vậy nhưng rõ ràng chúng có giá trị nghiên cứu rất cao đối với giới khảo cổ.
Nhưng trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ phát hiện những chiếc ngà voi này có hiện tượng lạ, màu sắc của chúng đã biến đổi sau khi đưa ra khỏi lòng đất. Chính vì vậy, khi đang đào được 1 nửa hố sâu, các chuyên gia đã hét to: "Chôn xuống ngay, khẩn trương sơ tán!". Những người công nhân dù hoang mang nhưng đều nghe theo, lập tức chôn những chiếc ngà voi vào lòng đất trở lại.
Hóa ra, những chiếc ngà voi này vốn được chôn sâu bên dưới lòng đất lâu ngày, chúng không tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian quá dài nên sự thay đổi bề mặt rất chậm. Nhưng khi được con người đưa ra khỏi lòng đất, sau khi tiếp xúc với không khí, những chiếc ngà voi này sẽ có thể lập tức bị vữa nát, rã ra vì quá trình oxy hóa.
Tình huống này rất khó kiểm soát nên các chuyên gia không dám tiếp tục khai quật vì sợ sẽ phá hủy các di tích cũng như hiện vật khảo cổ. Xét cho cùng, các nhà khảo cổ khác với những kẻ trộm mộ, nhiệm vụ hàng đầu của họ là bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa. Do đó, họ thà không tiếp tục khai quật để bảo vệ những chiếc ngà voi cổ đại được nguyên vẹn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo