Khám phá ngọn núi được mệnh danh ‘nóc nhà Đông Bắc’, khó nhằn hơn cả Fansipan
Nằm ở độ cao hơn 2.000 m, "nóc nhà" vùng Đông Bắc Việt Nam là một cung đường huyền thoại mà các phượt thủ ao ước được chinh phục.
Chiêm ngưỡng những tượng Phật Bà độc đáo ở Việt Nam / Loạt món ăn hút khách ở các thành phố biển của Việt Nam
Những người đam mê du lịch mạo hiểm chắc chắn không thể bỏ qua việc chinh phục Tây Côn Lĩnh - ngọn núi được coi là nóc nhà Đông Bắc. Nơi đây không chỉ mang vẻ đẹp hoang sơ kỳ bí mà còn rất đỗi thơ mộng. Trước khi biết đến Tây Côn Lĩnh, nhiều người không thể tin được rằng ở Việt Nam cũng có một nơi phiêu diêu chốn mây trời non nước như thế.
Tây Côn Lĩnh là một đỉnh núi trên khối núi thượng nguồn sông Chảy ở phía tây tỉnh Hà Giang, dãy núi Tây Côn Lĩnh trải dài trên hai huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên, cách thị xã Hà Giang 46 km. Vùng đất này còn được coi là núi thiêng của người dân tộc La Chí - một trong số những dân tộc ít người ở Hà Giang.
(Ảnh: Tripnow)
Với độ cao 2.419 m, tuy không phải là ngọn núi cao nhất Việt Nam nhưng việc chinh phục được nóc nhà Đông Bắc dường như khó khăn hơn nhiều lần so với đỉnh Fansipan cao vời vợi.
Dù chọn cung đường nào thì bạn cũng phải đối mặt với những con đường khi thì rậm rạp cỏ cây, xuyên thẳng giữa rừng, lúc lại cheo leo giữa một bên là dốc đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Càng lên cao, cửa nhà càng thưa thớt, những con đường nhựa ban đầu cũng nhanh chóng thay bằng đường đất bụi mù ngày nắng và lầy lội lúc trời mưa.
(Ảnh: Wiki Travel)
Những khu rừng rậm rạp, nền đất ẩm ướt là thử thách lớn nhất để chinh phục Tây Côn Lĩnh. Khó khăn là vậy nhưng nếu biết cách tận hưởng bạn sẽ thấy khu rừng lại tràn đầy sức cuốn hút, hấp dẫn. Hãy chuẩn bị để choáng ngợp bởi những tầng tán cổ thụ, thân to lớn vài người ôm không xuể, ngọn cao vút tưởng chừng chạm mây xanh.
(Ảnh: Namhongcbt)
(Ảnh: Namhongcbt)
Đường lên đỉnh Tây Côn Lĩnh quanh năm được sương mù bao phủ. Càng lên cao mây càng dày, tập trung và phân tầng rõ ràng hơn. Trên đỉnh núi, hướng mắt về 4 phía là biển mây mênh mông không điểm dừng. Mỗi bình minh lên hay khi hoàng hôn xuống, cảnh tượng những đám mây chuyển sắc, chảy tràn qua đỉnh núi dễ khiến lòng người say mê.
(Ảnh: Hagiangsensetravel)
Đứng từ trên đỉnh núi nhìn xuống người ta có cảm giác như đang lơ lửng trên những đám mây. Biển mây trắng xóa, cuồn cuộn giống như những bọt sóng hàng hàng lớp lớp không khỏi choáng ngợp. Tây Côn Lĩnh làm con người ngỡ như đã thoát khỏi khói bụi trần gian và đang bay ở chốn bồng lai tiên cảnh nào đó.
Tây Côn Lĩnh là một phần của Hoàng Su Phì. Chẳng có nơi nào ngắm ruộng bậc thang đẹp như nhìn từ trên đỉnh núi xuống. Đỉnh núi Chiêu Lầu Thi thuộc dãy Tây Côn Lĩnh là nơi thích hợp nhất để ngắm biển lúa.
(Ảnh: Namhongcbt)
(Ảnh: Tripnow)
Trên độ cao hơn 2.000 m, biển lúa hiện ra như những đợt sóng lan tỏa từ đỉnh đến chân. Tất cả như đang chuyển động, cảnh đẹp ảo diệu vô cùng. Tia nắng mai rực rỡ chiếu qua lớp sương mỏng làm bừng sáng những thửa ruộng vàng óng bên dưới càng tôn thêm sự quyến rũ, hấp dẫn cho bức tranh thiên nhiên.
(Ảnh: Tripnow)
Khi sương bắt đầu tan cũng là lúc mặt trời hiện lên với dáng vẻ nguy nga tráng lệ nhất. Cảnh hoàng hôn lúc chiều lúc chiều tà giống như một bức tranh thủy mặc khiến người ta không thể rời mắt, cứ thế ngơ ngẩn đuổi theo ánh hào quang.
Đường Tây Côn Lĩnh bây giờ đã có nhiều người đi hơn và được khám phá nhiều hơn, nhưng đó vẫn là một con đường đáng tự hào để bạn tiến bước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất
Từ Hi Thái Hậu khi còn trẻ có dung nhan ra sao?
Cột tin quảng cáo