Khám phá

Tìm thấy hóa thạch của loài khủng long cực lớn tại Trung Quốc

Các nhà khoa học đã phát hiện hóa thạch của loài khủng long có lông lớn nhất thế giới tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc.

Phát hiện loài khủng long bạo chúa siêu lớn / Phát hiện dấu chân khủng long hiếm cách đây 170 triệu năm

Hóa thạch của loài khủng long mới Yutyrannus huali được các nhà khoa học thuộc Viện khoa học Trung Quốc phát hiện tại một khu vực khảo cổ thuộc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Yutyrannus huali có chiều dài cơ thể hơn 9m và nặng khoảng 1,4 tấn – lớn nhất trong các loài khủng long có lông được phát hiện từ trước tới nay.

Hình ảnh minh họa loài khủng long Yutyrannus và 2 cá thể nhỏ của loài khủng long Beipiaosaurus

Loài khủng long lớn nhất thế giới trước đây là loài Beipiaosaurus, được phát hiện vào năm 1999, cũng tại khu khảo cổ trên.

Phân tích mẫu hóa thạch khai quật được, các nhà khoa học phỏng đoán, loài khủng long Yutyrannus tiến hóa từ một loài khủng long có lông nhỏ sống cách đây khoảng 125 triệu năm. Yutyrannus là một loài khủng long ăn thịt cùng họ với khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex.

“Lông của loài Yutyrannus rất đơn giản”, tiến sĩ Xing Xu, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên Live Science. “Chúng giống như lông gà con ngày nay hơn là lông của những con chim đã trưởng thành. Chiều dài của một sợi lông khoảng 15 cm và bao phủ phần lớn cơ thể. Yutyrannus không sử dụng lông để bay mà để giữ ấm cơ thể.”

Mặc dù cùng họ với loài khủng long Yutyrannus, nhưng khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex không hề có lông. Điều này được các nhà khoa học giải thích có thể là do thời tiết. Yutyrannus sử dụng lông để giữ ấm bởi vì chúng sống trong thời kỳ đầu của kỷ Phấn trắng, có nhiệt độ lạnh hơn so với giai đoạn cuối kỷ Phấn trắng khi loài Tyrannosaurus rex sinh sống.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm