Khám phá

Tình cờ phát hiện lăng mộ ẩn trong lòng núi, hành động sau đó của đội công nhân bị cảnh sát lên án gay gắt

Đội công nhân xây dựng tại thành phố Tô Châu, Trung Quốc đã tình cờ tìm thấy một khu di tích trong lòng núi, nhưng hành động sau đó của họ lại làm di tích bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bí mật bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng / Lăng mộ gần 2.000 năm tuổi chứa thi hài Tào Tháo mang đầy bí ẩn

Vào những năm 1990, một đội công nhân đã tiến hành xây dựng công trình tại thôn Chân Sơn, Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Do không đủ vật liệu đá cho công trình, những người thợ ở đây quyết định sử dụng mìn để khai thác đá từ dãy núi gần đó

Sau hai đợt công phá, một hố đen khổng lồ xuất hiện sau lớp đá vụn. Các công nhân vây quanh hố để bàn bạc, họ cho rằng việc hiện tượng này vô cùng kỳ lạ, lẽ nào đây là một ngọn núi “rỗng”.

Một số người cho rằng nên báo với chính quyền địa phương vì lo lắng ngọn núi rỗng này sẽ sập xuống, một số thì kiên quyết muốn vào trong tự tìm hiểu vấn đề. Cuối cùng, họ quyết định mang theo đèn pin và cẩn thận chui vào bên trong hố, tuy nhiên cảnh tượng hiện ra trước mắt khiến ai nấy đều vô cùng bàng hoàng.

Hóa ra, trong lòng ngọn núi ẩn giấu một lăng mộ và các công nhân đã vô tình tạo ra một đường hầm dẫn vào phía trong khu di tích cổ này. Đây là lần đầu tiên họ được tận mắt chiêm ngưỡng một ngôi mộ cổ thực thụ, mọi thứ ở đây dù đã bị cát bụi che phủ nhưng vẫn toát lên một vẻ cổ kính không kém phần hoa lệ nhờ những thiết kế kiến trúc và chạm khắc công phu.

Tình cờ phát hiện lăng mộ ẩn trong lòng núi, hành động sau đó của đội công nhân bị cảnh sát lên án gay gắt - Ảnh 1.
Các công nhân dùng mìn để khai thác đá. Ảnh minh họa: Sohu.

Tuy nhiên, điều khiến nhóm công nhân này quan tâm nhất chính là số lượng lớn đồ tùy táng được chôn cất tại đây. Mặc dù không biết chính xác giá trị của những cổ vật này, nhưng họ tin chắc rằng nếu mang những thứ này đi bán sẽ kiếm được một món hời lớn bằng vài năm lao động của mình.

Nhóm công nhân vô cùng hào hứng, họ cho rằng kho báu này là món quà ông trời thưởng cho họ sau những năm tháng lao động chăm chỉ, và vì họ là người tìm ra chúng nên họ xứng đáng được hưởng thụ thành quả của mình.

Vì vậy, những người lao động này quyết định tạm dừng công việc ở công trường, cùng nhau di chuyển xuống dưới chân núi để hỗ trợ, người thì giúp khuân vác, người thì liên hệ với những tay chơi đồ cổ để rao bán món đồ vừa tìm được.

Khi biết sự việc, người phụ trách công trường đã lập tức ngăn cản hành vi của công nhân, yêu cầu họ mang trả cổ vật về vị trí cũ, giữ nguyên hiện trường. Tuy nhiên, nhóm công nhân cho rằng quản lý chỉ muốn độc chiếm số tài sản này nên bỏ ngoài tai những lời cảnh báo.

Tình cờ phát hiện lăng mộ ẩn trong lòng núi, hành động sau đó của đội công nhân bị cảnh sát lên án gay gắt - Ảnh 3.
Nhiều cổ vật trong lăng mộ đã bị phá hủy do khai thác trái phép. Ảnh: Baijiahao.

Thậm chí, những người này còn đập phá lăng mộ để dễ dàng tìm kiếm kho báu hơn, đồng thời đưa ra những lời đe dọa đáng sợ khi nhân viên phụ trách cố gắng ngăn cản việc khai thác mộ trái phép. Trong lúc tuyệt vọng, người phụ trách công trường chỉ có thể gọi điện báo cảnh sát, đồng thời trình báo với ban di tích văn hóa địa phương.

 

Nhận được tin báo, các chuyên gia khảo cổ và cảnh sát đến hiện trường gần như cùng lúc. Trước cảnh tượng lăng mộ bị khai quật trái phép, nhiều chi tiết kiến trúc bị phá hủy nặng nề khiến cho ngôi mộ sắp sập xuống.

Cảnh sát ngay lập tức yêu cầu những người công nhân tới cơ quan công an trình báo đồng thời mang trả những cổ vật mà họ đã đánh cắp.

Ngoài ra, những người này còn buộc phải tham gia một buổi giáo dục tư tưởng để họ biết về trách nhiệm tham gia đấu tranh, bảo vệ di tích văn hóa của mỗi cá nhân.

Một phần bí ẩn lịch sử mãi mãi không thể sáng tỏ

Với sự trợ giúp của cảnh sát địa phương, đội khảo cổ Giang Tô đã tiến hành giải cứu thành công các ngôi mộ cổ và thăm dò toàn bộ ngọn núi xung quanh. Kết quả là họ phát hiện khu vực này còn có tới 57 ngôi mộ lớn nhỏ, nằm rải rác trên các rặng núi.

Trong số đó, có tổng cộng 51 ngôi mộ trên núi Tiểu Chân ở phía đông, thời gian lịch sử được xác định là kéo dài từ thời Xuân Thu và Chiến Quốc đến thời nhà Hán, tuy nhiên, kích thước của những ngôi mộ này tương đối nhỏ.

 

Tình cờ phát hiện lăng mộ ẩn trong lòng núi, hành động sau đó của đội công nhân bị cảnh sát lên án gay gắt - Ảnh 5.

Khu di tích được tìm thấy trên núi Chân tại Tô Châu. Ảnh: Baidu.

Ngôi mộ lớn nhất mang tên D9, được phát hiện nằm trên đỉnh núi Đại Chân, cách mặt đất tới 76,9m. Ngôi mộ này được xây dựng theo hình dạng chóp kín, mỗi mặt đều là mặt phẳng dốc hình chữ nhật.

Đứng từ đây nhìn về phía đông, có thể quan sát thấy nhiều dãy núi lớn như núi Bạch Thạch, Hổ Khâu, Hà Sơn... hay núi Quan, Phượng Hoàng... Những dãy núi sừng sững uy nghiêm như một hàng rào vững chãi bảo vệ nơi yên nghỉ của người đã khuất.

Mặc dù một ngôi mộ lớn mang số hiệu D9 đã bị đánh cắp nhiều lần trong lịch sử, có hơn 10.000 di vật văn hóa quý giá đã được khai quật tại đây, trong đó có một số lượng lớn đồ ngọc, đồ đồng, đồ gốm... Ngoài ra, một chiếc giường đặt quan tài vẫn được bảo quản tốt và những mảnh vỡ còn lại của chiếc quan tài đã được tìm thấy trong ngôi mộ.

Tình cờ phát hiện lăng mộ ẩn trong lòng núi, hành động sau đó của đội công nhân bị cảnh sát lên án gay gắt - Ảnh 7.
Những ngôi mộ nằm rải rác trên các rặng núi. Ảnh minh họa: Baidu.

Sau khi được đội khảo cổ làm sạch cẩn thận, người ta phát hiện chủ nhân của lăng mộ D9 đã sử dụng 7 cỗ quan tài và hai chiếc giường quan tài. Theo hệ thống tang lễ của triều đại nhà Thương và nhà Chu, chỉ những nhân vật thuộc bậc hoàng thân mới được sử dụng loại quan tài này.

 

Đồng thời, những mảnh ngọc bích khai quật được trong lăng mộ đã được khôi phục, tất cả các dấu hiệu này đều cho thấy chủ nhân của ngôi mộ D9 hoàn toàn không phải là thường dân.

Qua kiểm tra carbon của các di vật văn hóa được khai quật trong ngôi mộ, người ta biết rằng tuổi của ngôi mộ phải vào khoảng năm 500 TCN, vào thời Đông Chu.

Tuy nhiên, bởi vì trước đây các công nhân đã từng đánh cắp, gây thất lạc nhiều cổ vật trong ngôi mộ, có thể những đồ vật chứng minh danh tính cụ thể của chủ nhân ngôi mộ cũng từ đó mà biến mất, do vậy, danh tính chủ mộ hiện vẫn còn là một bí ẩn lớn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm