Khám phá

To gan đốt Phật Tổ Như Lai, tại sao Tỳ Bà Tinh lại không dám động đến quốc vương Nữ Nhi Quốc?

DNVN - Trong "Tây Du Ký", Tỳ Bà Tinh là yêu quái từng khiến cả Như Lai Phật Tổ bị thương, nhưng lại không dám động đến quốc vương Nữ Nhi Quốc. Điều gì khiến một yêu quái ngang ngược như vậy phải e dè? Câu trả lời nằm ở thân phận đặc biệt của nữ vương cùng những giả thiết bất ngờ về mối quan hệ giữa bà và các thế lực thần tiên.

Sự thật rất sốc về Hồng Hài Nhi: Tuổi thật không phải như chúng ta lầm tưởng khi xem Tây Du Ký / Trong 'Tây Du Ký', tại sao Quan Âm lại không thể thành Phật được? Hãy xem tiền thân của người là ai mà đến Như Lai cũng phải kiêng nể vài phần

Theo nguyên tác Tây Du Ký, Như Lai Phật Tổ là người đứng đầu Linh Sơn, từng hàng phục Tôn Ngộ Không trong đại náo Thiên Cung và được Ngọc Hoàng cùng chư tiên kính trọng. Ấy vậy mà Tỳ Bà Tinh, yêu nữ với sắc đẹp tuyệt trần và sức mạnh khủng khiếp, lại khiến cả ba cõi Tam giới phải khiếp sợ khi đốt bị thương Như Lai. Thậm chí, Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới khi hợp sức chiến đấu với ả cũng bị trọng thương vì nọc độc.

Trong tác phẩm của Ngô Thừa Ân, Tỳ Bà Tinh không chỉ được miêu tả là có pháp lực cao cường mà còn sở hữu vẻ đẹp mĩ miều. Đường Tăng – vốn là người tu hành nghiêm ngặt – sau khi nhìn thấy ả cũng không kìm được mà chủ động bắt chuyện, khiến Tôn Ngộ Không lo lắng sư phụ mình sẽ bị yêu quái mê hoặc. So với nhiều nhân vật nữ khác trong truyện, Tỳ Bà Tinh chắc chắn thuộc hàng nhan sắc nổi bật. Bên cạnh đó, thân thế của ả cũng không hề tầm thường.

Nguyên hình của Tỳ Bà Tinh là một con bọ cạp từng theo học tại Tây Thiên, nghe Như Lai giảng kinh và tu hành suốt nhiều năm. Một lần, Như Lai vô tình chạm vào bọ cạp, lập tức bị ả đốt vào tay trái rồi bỏ trốn. Bị thương nặng, Như Lai liền hạ lệnh cho Kim Cang truy bắt. Song Tỳ Bà Tinh không hề sợ hãi mà còn trốn xuống trần gian, lập nên Tỳ Bà Động trong lãnh thổ Nữ Nhi Quốc, tồn tại suốt nhiều năm mà không ai thu phục được.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tỳ Bà Tinh chính thức xuất hiện ở nạn thứ 44, khi thầy trò Đường Tăng đến Nữ Nhi Quốc. Nghe tin Đường Tăng sẽ đi qua đây, yêu nữ vui mừng và lập kế hoạch bắt Đường Tăng. Khác với những yêu quái khác luôn muốn ăn thịt Đường Tăng để trường sinh bất lão, Tỳ Bà Tinh lại muốn kết duyên cùng nhà sư. Chính điều này càng khiến nhân vật này trở nên đặc biệt.

Sau khi Đường Tăng bị bắt, Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới hợp sức chiến đấu nhưng đều bị thương nặng vì nọc độc. Không còn cách nào, Tôn Ngộ Không phải đến tận Biển Đông tìm Quan Âm nhờ giúp đỡ. Tuy nhiên, Quan Âm từ chối vì ngay cả Như Lai còn từng bị ả đốt, huống hồ đến bà. Cuối cùng, Tôn Ngộ Không buộc phải cầu cứu Mão Nhật Tinh Quân mới có thể thu phục được yêu quái và cứu sư phụ.

Rõ ràng, Tỳ Bà Tinh là yêu quái mạnh đến mức Quan Âm không muốn dây vào, Tôn Ngộ Không không thắng nổi, thậm chí còn từng làm bị thương Như Lai. Vậy vì sao ả lại không dám động tới quốc vương Nữ Nhi Quốc – người ở gần hang ổ của mình?

Câu trả lời có thể nằm ở thân phận đặc biệt của Nữ Vương. Tỳ Bà Động nằm trong lãnh thổ Nữ Nhi Quốc, tức Tỳ Bà Tinh sống "cạnh nhà" nữ vương. Dù là yêu quái, ả chưa từng làm hại bất kỳ phụ nữ nào nơi đây, cho thấy không hề có ý định gây hấn với vương quốc này, nhất là với nữ vương.

Một chi tiết đáng chú ý khác là thái độ của Trư Bát Giới – kẻ nổi tiếng háo sắc, từng vì quấy rối Hằng Nga mà bị đày xuống trần gian. Ấy vậy mà khi đứng trước vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Nữ Vương, hắn lại không dám nhìn thẳng. Điều này hoàn toàn trái ngược với bản tính của lão Trư, cho thấy sự e dè, kính sợ đặc biệt, càng làm dấy lên nghi vấn về thân phận cao quý của Nữ Vương.

 

Nhiều giả thiết cho rằng, Nữ Vương Nữ Nhi Quốc chính là hóa thân của Vương Mẫu Nương Nương giáng trần. Có người thắc mắc rằng Vương Mẫu luôn ở trời thì sao lại đầu thai? Trên thực tế, theo quan niệm cổ, một ngày trên trời tương đương một năm dưới hạ giới. Vương Mẫu có hàng ngàn hóa thân, và Nữ Vương chỉ là một trong số đó. Nếu giả thuyết này là thật, việc Tỳ Bà Tinh không dám chạm tới Nữ Vương và Trư Bát Giới tỏ ra kính sợ là hoàn toàn hợp lý.

Câu chuyện về Tỳ Bà Tinh và quốc vương Nữ Nhi Quốc cho thấy sự khéo léo của Ngô Thừa Ân trong việc lồng ghép các chi tiết thần thoại, đồng thời đặt ra nhiều tầng ẩn ý khiến người đọc phải suy ngẫm về quyền lực, giới tính và nhân quả trong thế giới thần tiên.

1
Bảo Ngọc (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm