Tò mò nhặt 'cây súp lơ' trong hang động lên ngắm nghía, người đàn ông lập tức giữ khư khư sau khi vừa chạm vào nó
Chiêm ngưỡng món quà mừng thọ vua Càn Long dâng tặng mẫu thân: Bộ Kinh Phật dát vàng, khảm 10.000 viên đá quý / Kinh ngạc sinh vật bụng đầy đá quý, sống cạnh khủng long
Một người đàn ông và bạn của mình tình cờ tìm thấy thứ gì đó có hình dáng giống hệt như một cây súp lơ khổng lồ khi đi thám hiểm trong một hang động. Khi mới nhìn lướt qua, người đàn ông cho rằng vật kỳ lạ kia là một loại nấm nào đó.
Anh ta đánh bạo tiến lại gần và xem xét kỹ càng vật đó thì phát hiện nó thực ra là một khối đá lớn. Vì vậy, anh ta lập tức dùng dụng cụ mang theo để cạy khối đá lên và mang nó về nhà. Cục đá này đã thu hút sự quan tâm rất lớn của người đàn ông và bạn bè anh ta.
Sau một hồi nghiên cứu, họ phát hiện ra rằng, vẻ ngoài khối đá thực sự rất giống một cây súp lơ trắng, tuy nhiên, bề mặt thì vô cùng cứng. Một phần ba khối đá là phần đá có màu trắng và vàng sẫm, hai phần ba còn lại là màu đen. Họ còn nói đùa với nhau rằng liệu cục đá này có phải là hóa thạch của một cây súp lơ cổ đại không.
Hóa ra "cây súp lơ" này thực chất là một khối thạch nhũ hang động. (Ảnh: Kknews)
Cuối cùng, anh ta và nhóm bạn quyết định tham khảo ý kiến của một chuyên gia địa chất về nguồn gốc của hòn đá. Theo kết luận của chuyên gia, đây là một khối thạch nhũ hang động.
Thạch nhũ hay còn gọi là nhũ đá được hình thành do cặn của nước nhỏ giọt đọng lại trải qua hàng trăm, nghìn, thậm chí là hàng triệu năm. Trong hang động có nhiều thạch nhũ, dựa vào vị trí của chúng mà người ta chia ra thành: trên trần hang (chuông đá, mảng đá); trên vách hang (rèm đá, thác đá); dạng trên sàn hang (măng đá, cột đá…).
Thạch nhũ hình thành như sau: khi canxi cacbonat hòa tan trong nước đi xuống theo các kẽ nứt, tới trần hang gặp chướng ngại vật, nhỏ giọt rơi xuống đáy hang. Do tiếp xúc với không khí trong hang có nhiệt độ cao nên mất đi một phần axit cacbonic và chuyển thành canxi cacbonat. Canxi cacbonat là chất khó hòa tan nên tách ra khỏi dung dịch và kết tủa lại nơi giọt nước rơi xuống, cứ thế tạo thành chuông đá (hay vú đá) trên trần hang có hình nón lộn ngược.
Giọt nước từ trần và vú đá rơi xuống vẫn còn chứa canxi cacbonat nên ở chỗ rơi xuống có sự kết tủa canxi và hình thành măng đá. Đôi khi các vú đá (chuông đá) phân bố dọc theo các khe nứt trên trần hoặc vách hang, sau đó dính kết vào nhau bằng một mảng đá mỏng trông như một bức rèm nhiều nếp rủ xuống, được gọi là rèm đá. Trải qua một thời gian dài chuông đá và măng đá có thể dính vào nhau và tạo thành cột đá.
Thạch nhũ có quá trình hình thành lên tới hàng triệu năm. (Ảnh: Kknews)
Chính vì thế, có thể nói thạch nhũ trong hang động là một kiệt tác của thiên nhiên ban tặng.
Tuy nhiên, theo chuyên gia địa chất, thạch nhũ có quá trình hình thành lên tới hàng triệu năm và phục hồi rất khó khăn nên việc đập vỡ sẽ khiến cho phần kết tinh của nó bị phá hỏng. Đồng thời đây cũng là hành vi phá hoại có thể bị xử phạt rất nặng.
Chuyên gia đã khuyên người đàn ông nên chuyển khối thạch nhũ này tới cơ quan chức năng có liên quan để họ sớm xử lý sự việc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo