Khám phá

Tôm không mắt sống gần miệng núi lửa 450°C: Bí ẩn sinh tồn thách thức hiểu biết khoa học

DNVN - Một loài tôm biển sâu không mắt được phát hiện sống gần miệng núi lửa dưới đáy biển Caribe – nơi có nhiệt độ lên tới 450°C. Phát hiện gây sốc này đang đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng sinh tồn và thích nghi của sinh vật dưới đáy đại dương trong điều kiện khắc nghiệt nhất hành tinh.

Bí mật đằng sau mối quan hệ "hòa bình" kỳ lạ giữa cá sấu và chuột lang nước ở Amazon / CLIP: Đi biển cùng gia đình bị chó sói tấn công, bé gái 2 tuổi tự vật lộn để cứu mình và cái kết 'thót tim'

Loài tôm này mang tên Rimicaris hybisae sống ở độ sâu khoảng 5.000 mét so với mặt nước biển. Đây là khu vực có hoạt động núi lửa mạnh, với dòng nước biển siêu nóng và nồng độ kim loại nặng vượt xa mức bình thường.

Dù không có mắt, loài tôm này vẫn thích nghi tốt với môi trường khắc nghiệt nhờ một hệ thống dây thần kinh cảm quang đặc biệt. Các cảm biến này giúp chúng phát hiện tia hồng ngoại từ nguồn nước siêu nóng và kịp thời né tránh các vùng có nhiệt độ vượt ngưỡng chịu đựng. Trên thực tế, khu vực mà chúng cư trú chỉ dao động quanh 40°C – đủ ấm để nuôi sống hệ sinh vật đáy biển, nhưng không đến mức làm biến tính protein trong cơ thể.

Tuy nhiên, giới khoa học vẫn ghi nhận chúng có thể bơi qua vùng nước có nhiệt độ vượt 100°C trong thời gian ngắn mà không bị tổn hại. Khả năng này được cho là nhờ lớp vỏ mềm đặc biệt, giúp chịu nhiệt tạm thời trong lúc di chuyển.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Dưới đáy đại dương, nơi không có ánh sáng mặt trời và thiếu lương thực, loài tôm này sống phụ thuộc vào hệ sinh vật đặc biệt tồn tại nhờ vi khuẩn ưa nhiệt. Những vi khuẩn này hấp thụ hydro sunfua và các khoáng chất do núi lửa phun ra, sau đó tạo ra axit amin – nguồn thức ăn chính của tôm không mắt.

Các nhà khoa học còn phát hiện mật độ loài tôm này tại khu vực núi lửa có thể đạt tới 2.000 con trên mỗi mét khối – một con số gây sốc đối với bất kỳ ai mắc chứng sợ lỗ (trypophobia). Mật độ dày đặc khiến một số cá thể bị ép sát vào nguồn nước nóng và bỏng chết – nhưng điều đó không cản trở sự sinh sôi mạnh mẽ của chúng.

Dù có hình dáng nhỏ bé, loài tôm không mắt này lại khiến các nhà khoa học đặt câu hỏi liệu nó có thể mở ra hướng nghiên cứu mới trong sinh học và công nghệ chịu nhiệt. Tuy nhiên, xét về thành phần sinh học, protein trong cơ thể tôm không mắt không khác biệt đáng kể so với các loài tôm thông thường. Nghĩa là, nếu đặt trong môi trường nước nóng ổn định ở 50°C, protein của chúng cũng sẽ mất hoạt tính.

Câu hỏi về việc liệu tôm không mắt có thể ăn được cũng được đặt ra. Xét về lý thuyết, chúng hoàn toàn có thể chế biến làm thực phẩm. Tuy nhiên, do sống ở khu vực có nồng độ ion kim loại cao – đặc biệt là đồng và sunfua – việc ăn chúng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm kim loại nặng. Bên cạnh đó, việc đánh bắt ở độ sâu 5.000 mét gần miệng núi lửa là điều gần như bất khả thi, khiến chi phí khai thác vượt xa giá trị dinh dưỡng thu về.

 

Từ góc nhìn sinh tồn, sự xuất hiện và thích nghi của loài tôm không mắt là minh chứng rõ rệt cho khả năng tiến hóa ngoạn mục trong điều kiện khắc nghiệt nhất. Trong một thế giới hoàn toàn không có ánh sáng, thiếu dưỡng chất và nhiệt độ cực đoan, chúng vẫn tìm được cách tồn tại – không phải bằng vũ lực, mà bằng sự thích nghi hoàn hảo đến kinh ngạc.

1

Bảo Ngọc (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm