Khám phá

Tôn Ngộ Không 'đánh chết' cũng không dám khoe được Bồ Đề Tổ Sư dạy dỗ, hóa ra vì lời đe dọa của sư phụ trước khi đuổi đi

Sau khi bị Bồ Đề Tổ Sư đuổi khỏi sư môn, Tôn Ngộ Không từ đó về sau không dám nhận ngài là sư phụ nữa vì e sợ hậu quả tàn khốc phía sau.

Giải mã loại pháp thuật giúp Phật Tổ Như Lai giam cầm Tôn Ngộ Không trong lòng bàn tay / Tôn Ngộ Không thành Phật mới biết có một nữ yêu mà Như Lai không dám đắc tội, phải cung kính với nàng

Bồ Đề Tổ Sư là nhân vật bí ẩn nhất nhưng cũng sở hữu năng lực hàng đầu trong Tây Du Ký. Ông chính là sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không, dạy cho con khỉ đá tinh nghịch 72 phép Địa Sát và Cân Đẩu Vân. Đây cũng chính là tiền đề để hắn có bản lĩnh đại náo Thiên cung, đánh đuổi yêu quái, phò tá Đường Tăng sau này.

Bồ Đề Tổ Sư chỉ dạy Tôn Ngộ Không

Vì tiết lộ võ thuật được sư phụ bí mật truyền dạy với đồng môn mà Tôn Ngộ Không đã bị Bồ Đề Tổ Sư đuổi khỏi sư môn. Có một sự thật đó là kể từ giờ phút đó, hắn tuyệt nhiên không dám nhận mình là đồ đệ của Bồ Đề Tổ Sư dù bản tính thích khoe khoang. Vì sao lại như vậy?

Bồ Đề Tổ Sư đã tu luyện đến cảnh giới cao nhất của pháp thuật

Trước hết, phải biết rằng Bồ Đề Tổ Sư là cao nhân ẩn cư tại Tây Ngưu Hạ Châu, trong động Tà Nguyệt Tam Tinh thuộc Linh Đài Phương Thốn sơn. Ngài là một bậc tiên nhân đắc đạo, thông thạo 108 phép Thiên Cang Địa Sát, có thể nói là đã tu luyện đến cảnh giới cao nhất của pháp thuật. Có sư phụ như vậy, Tôn Ngộ Không chỉ hận không thể treo biển ghi chữ "đồ đệ Bồ Đề Tổ Sư" lên trán. Tuy nhiên, hắn buộc phải giấu nhẹm vì Bồ Đề Tổ Sư trước khi đuổi hắn đi đã cảnh cáo: "Nếu dám nhắc đến tên ta dù chỉ là nửa chữ, ta sẽ lột da tróc xương ngươi, đày đọa thần hồn ngươi vào cửu u, cho muôn kiếp không thể cất lên được".

"Lột da tróc xương" là hình phạt đau đớn nhất về thể xác, "đày đọa nơi cửu u" là hình phạt tàn khốc nhất với linh hồn còn "muôn kiếp không thể cất lên được" chính là lời nguyền khổ đau kéo dài trong nhiều kiếp. Hậu quả khủng khiếp như vậy, chỉ nghe thôi đã sợ hãi cùng cực, Tôn Ngộ Không làm sao dám làm trái lời dặn dò. Tuy nhiên, ngoài nỗi sợ bị chịu phạt ra thì Tôn Ngộ Không còn có sự hối hận vì phạm lỗi và sự kính trọng đối với sư phụ của mình, do đó hắn không dám làm phật ý Bồ Đề Tổ Sư.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm