Tôn Ngộ Không không sợ trời, không sợ đất nhưng lại tự thừa nhận rất 'khiếp vía' khi tới nơi này, Đó là đâu?
Ý nghĩa đằng sau 7 tên gọi của Tôn Ngộ Không: Không nhịn được cười với danh xưng Bật Mã Ôn / Đường Tăng 2 lần nói dối: Một lần là với Tôn Ngộ Không, một lần là với người phụ nữ đặc biệt
Nếu ai là fan của Tây Du Ký cũng biết đến sự tài giỏi của Tôn Ngộ Không, nhân vật có sức mạnh vượt trội và tầm ảnh hưởng lớn. Ngay cả yêu quái hay thần tiên cũng phải e dè khi nghe đến tên lão Tôn. Họ thường né tránh, không muốn cham trán Tề Thiên Đại Thánh. Tuy nhiên, Tôn Ngộ Không cũng có những điểm yếu và không ít lần đã để lộ chúng.
Trong hồi 22 của Tây Du Ký, khi Đường Tăng thu phục Sa Tăng thì Tôn Ngộ Không không xuống thuyết phục Sa Tăng mà lại để cho Trư Bát Giới thực hiện nhiệm vụ. Cũng vào hồi 49 của tác phẩm gốc, Đường Tăng bị Kim Ngưu Tinh bắt giữ dưới sông Thông Thiên Hà, nhưng Tôn Ngộ Không lại để hai đồ đệ thương lượng xem ai xuống nước cứu, còn mình thì không có ý định tham gia.
Chính Tôn Ngộ Không cũng thừa nhận rằng, dù đã chiến đấu từ đông sang tây, khắp trời đất, nhưng lão Tôn vẫn sợ đánh nhau dưới nước.
"Nếu phải chiến đấu dưới nước, ta phải dùng Tị Thủy Quyết, hoặc biến thành hình dạng cá cua mới có thể làm được điều đó. Làm thế nào mà ta có thể đấu với yêu quái?", Tôn Ngộ Không chia sẻ với Trư Bát Giới trong hồi 49 của Tây Du Ký gốc.
Nguyên nhân chính là tính cách ngang ngược của Tôn Ngộ Không. Câu chuyện kể rằng, khi học tập dưới sự chỉ dạy của Bồ Đề Tổ Sư, ông học được Cân Đẩu Vân và 72 phép biến hóa thần kỳ. Tuy nhiên, khi đến phần học thủy chiến, Hầu Vương bắt đầu gây rối, làm hỗn loạn và gây thiệt hại. Biết rõ Tôn Ngộ Không đã phạm lỗi, trước mặt đồng môn thể hiện phép thuật, sư phụ Bồ Đề tức giận và bấm quẻ, dự báo sắp có chuyện tai họa. Ông đã đuổi Tôn Ngộ Không đi mà chưa kịp dạy cho ông về thủy chiến.
Một luồng suy nghĩ khác cho rằng, Tôn Ngộ Không không ngại thủy chiến bởi lý luận ngũ hành. Hầu Vương là con khỉ đá, vật cứng khi xuống nước sẽ chìm. Ngoài ra, Tôn Ngộ Không đã được rèn luyện trong lò bát quái, có thêm yếu tố lửa, vì vậy anh ta chắc chắn khắc phục được mọi khó khăn từ nước. Tây Du Ký theo quy luật tương sinh tương khắc, thiên ngoại hữu thiên, do đó việc ông không sợ nước cũng dễ hiểu hơn rất nhiều.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Ảnh minh họa