Tôn Ngộ Không lên trời, xuống đất đều không sợ, vì sao lại ngại thủy chiến?
Không sợ trời, không sợ đất nhưng nghe đến nơi này thì Tôn Ngộ Không lại sợ 'xanh mặt', tìm cách chối / Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
Trong hồi 22 của nguyên tác, khi Đường Tăng thu phục Sa Tăng, chính là do Bát Giới hạ thủy nghênh chiến Sa Tăng, Ngộ Không trên bờ tiếp ứng.
Ở hồi 49 của nguyên tác, Kim Ngư Tinh vì muốn ăn thịt Đường Tăng, đã làm phép cho gió bắc và tuyết rơi, khiến cho cả Thông Thiên Hà đóng băng chỉ trong một đêm, sai khiến các loài thủy tộc khác biến thành nhân ảnh đi lại trên mặt băng, dẫn dụ Đường Tăng qua sông.
Ảnh minh họa.
Đường Tăng lo lắng việc lấy kinh, thấy mặt sông đóng băng và có người đi lại, nên không nghe lời khuyên của đệ tử mà muốn qua sông ngay. Yêu tinh đã đợi lâu dưới mặt băng, kết quả Đường Tăng trúng kế mai phục, bị yêu quái bắt xuống đáy sông.
Bản thân Tôn Ngộ Không cũng phải lên tiếng thừa nhận, khả năng thủy chiến của mình không tốt. Tôn Đại Thánh nói với Bát Giới, Sa Tăng khi từ biệt Trần lão đến bờ sông: “Hai đệ thương lượng xem ai sẽ xuống nước trước". Bát Giới nói: “Huynh ơi, chúng đệ tài cán bao nhiêu, chi bằng huynh chịu khó xuống trước vậy”.
Ngộ Không nói: “Chẳng giấu chi hiền đệ, nếu yêu tinh ở trên núi thì ta không dám phiền hai vị sư đệ. Nhưng việc dưới sông, ta đi không được. Nếu đánh dưới sông, ta đều phải niệm Tị thủy quyết, hoặc phải biến thành hình dạng cá cua mới có thế đi được, như vậy sao có thể đánh nhau với yêu quái".
Sa Tăng nói: “Huynh ơi, tiểu đệ có thể đi, nhưng không biết tình hình dưới đáy sông thế nào. Hay là chúng ta cùng đi, huynh biến hình thành thứ gì cũng được, hoặc là đệ sẽ cưỡi lên người anh, rẽ nước mà đi. Khi tìm được sào huyệt của yêu quái, anh vào đó trước thăm dò xem sao. Nếu sư phụ không bị thương tích gì, vẫn còn ở đó, chúng ta cùng cố gắng chiến đấu một phen".
Ngộ Không xuống nước trinh sát phát hiện nơi Đường Tăng bị giam, căn dặn hai sư đệ xuống nước khiêu chiến, bản thân nhảy lên trên mặt nước nói “Hai đệ muốn bắt con yêu quái đó thì bắt, nếu bắt không được thì giả thua dụ nó lên đây để ta cho nó một gậy".
Thế là hai sư đệ thể hiện bản lĩnh. Quan Âm Bồ Tát cũng đến giúp đỡ, cuối cùng cũng cứu được Đường Tăng.
Vậy tại sao một nhân vật thần thông quảng đại như Tôn Ngộ Không lại không bằng 2 sự đệ khi đánh thủy chiến?
Thứ nhất, Bát Giới vốn là Thiên Bồng Nguyên Soái, từng nắm giữ hơn mười vạn thủy binh. Sa Tăng sống nhiều năm ở Lưu Sa Hà, ngay đến cả Bạch Long Mã cũng là con cháu của Long vương. Ba người này đều thông thuộc thủy tính, thủy chiến là sở trường của bọn họ.
Thứ hai, Tôn Ngộ Không đã học được Cân Đẩu Vân và 72 phép biến hóa nhưng đến khi chuẩn bị học cách chiến đấu dưới nước thì Hầu Vương lại gây họa. Tôn Ngộ Không đã làm trái lời sự phụ Bồ Đề, tự ý biểu diễn 72 phép biến hóa trước mặt sư huynh đệ đồng môn, khiến Bồ Đề vô cùng tức giạn. Ngoài ra, ông bấm chỉ tính được kiếp nạn của vị đồ đệ này sắp đến, nên đã lập tức đuổi Ngộ Không xuống núi. Chính vì vậy, Tôn Ngộ Không thủy chiến không thạo là do chưa được sư phự chỉ dạy, học nghề chưa đến nơi đến chốn đã bị đuổi đi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trái đất xuất hiện vết rách khổng lồ, quốc gia lớn thứ 2 thế giới sợ hãi cảnh báo đại thảm họa
Loài động vật quý hiếm cả thế giới chỉ Việt Nam có, giới khoa học nỗ lực tìm mọi cách để bảo tồn
Danh tính vị Đại tướng người Nam Bộ đầu tiên và duy nhất đến nay: Sự nghiệp lừng lẫy, về hưu đi trồng dừa
CLIP: Bị linh cẩu cắn vào chỗ hiểm, trâu rừng đực nhận cái kết khó tin
Sự thật hiếm ai biết về thân thế của Chí Phèo, bất ngờ danh tính hậu duệ nay vẫn sống ở làng Vũ Đại
CLIP: Cả gan đối đầu với voi châu Phi trưởng thành, tê giác bị đối thủ húc lật ngửa bụng