Top 10 động vật dù bị đứt đầu vẫn có khả năng sống được
Những động vật có hình thù siêu kỳ lạ sẽ khiến bạn ngạc nhiên khi nhìn thấy / Những động vật 'quái chiêu' đáng yêu nhất thế giới
Gián
Do máu của gián không luân chuyển nhanh, nên chúng có rất nhiều thời gian để phong tỏa vết thương trước khi bị mất máu quá mức. Ngoài ra, gián cũng không đòi hỏi việc sử dụng bộ não trong đầu, do chúng đã có các hệ thống dự phòng là những hạch thần kinh phân bố khắp cơ thể. Vì vậy, khi bị đứt lìa đầu, gián vẫn có thể sống thêm một thời gian nữa. Chúng chỉ bị chết khi bị nhiễm trùng hoặc đói.
Gà
Loài gà nổi tiếng về khả năng chạy quanh sau khi đầu đã bị cắt lìa khỏi cổ. Đặc biệt, một con gà trống thậm chí còn tạo nên kỳ tích khi làm được đó tới 1 năm rưỡi. Nhờ một người tình nguyện dùng lọ nhỏ mắt để nhỏ từng giọt dung dịch nuôi dưỡng vào cổ họng, chú gà trống có biệt danh "Miracle Mike" đã sống sót thêm 18 tháng sau khi mất đầu.
Rắn
Đầu của các con rắn có thể sống thêm tới khoảng 1 tiếng đồng hồ sau khi bị đứt lìa khỏi cổ. Trong khoảng thời gian này, những chiếc đầu này vẫn có gây ra một số tổn thương nghiêm trọng. Cả phản xạ cắn và tiêm nọc độc từ răng nanh của chiếc đầu đứt lìa vẫn còn đủ mạnh để gây tử vong cho nạn nhân.
Giun dẹp
Các sinh vật không xương sống này gần như không bị ảnh hưởng gì trước việc mất đầu. Hầu hết các loài giun dẹp đều có khả năng tái mọc một chiếc đầu mới. Tương tự, phần đầu bị đứt lìa có thể tái tạo cơ thể mới cho nó.
Bọ ngựa
Việc hẹn hò có thể là một thử thách, nhưng có lẽ không có sinh vật nào từng trải qua chuyện yêu đáng sợ như bọ ngựa đực. Chúng thường bị bạn tình ăn thịt sau khi giao phối, nhưng việc bị mất đầu không tác động bất lợi đến khả năng thụ tinh cho cá thể cái của chúng, kể cả trong trường hợp, đầu của chúng bị bạn tình ngốn ngấu trước đó.
Bạch tuộc
8 xúc tu của bạch tuộc không hoàn toàn phụ thuộc vào bộ não trung ương, do mỗi "cánh tay" này đều sở hữu một phần trí não của riêng chúng. Trong thực tế, mỗi xúc tu của bạch tuộc chứa đầy các tế bào thần kinh, cho phép chúng tiếp tục phản ứng trước những kích thích ngay cả sau khi bị đứt lìa với phần đầu não.
Ruồi
Do sở hữu "bộ não phụ" ở ngực và các tế bào nhạy sáng khắp cơ thể nên các cá thể cái của một số loài ruồi vẫn có thể bay, đậu và bò đi đây đó thêm nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần sau khi bị cắt đứt đầu. Các con đầu cũng không bị vẻ ngoài dị dạng của bạn tình mà ngưng giao phối, đồng nghĩa với việc các con ruồi cái mất đầu vẫn có khả năng làm "chuyện ấy" như bình thường.
Ếch
Với hệ thần kinh không phụ thuộc hoàn toàn vào bộ não và phản xạ vô điều kiện mạnh mẽ, ếch bị chặt đứt đầu vẫn có các phản ứng co cơ, giúp chúng bật nhảy, thậm chí bơi dưới nước, chừng nào chưa bị chết đói. Ngay cả các chân ếch bị đứt lìa vẫn co giật như sống nếu được cho tiếp xúc với một nhúm muối, do natri gây ra một chuỗi phản ứng dẫn đến co rút cơ.
Kỳ nhông
Các loài kỳ nhông nước đặc biệt nổi tiếng về khả năng mọc thay thế các chân, cột sống và phổi. Ngay cả các tình huống dẫn đến sự phá hủy chất xám cũng không phải là vấn đề khó vượt qua với chúng, vì các sinh vật này cũng có thể tái tạo được nó.
Rùa đớp
Loài rùa đớp, danh pháp khoa học Chelydra serpentina, là một động vật săn mồi đáng gờm, chẳng có mấy kẻ thù ăn thịt. Khi bị đứt lìa thân, đầu của chúng vẫn có thể tiếp tục dùng bộ hàm sắc nhọn cắn hoặc đớp khi bị chạm phải suốt nhiều giờ đồng hồ sau đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm
Người ngoài hành tinh đang cố gắng liên lạc với Trái Đất? Tín hiệu đã truyền đi 8 tỷ năm qua không gian là gì?