Trái đất là ngôi nhà của hơn 298.000 loài thực vật. Những nhóm loài đa dạng giúp cân bằng tự nhiên và sự sống của ngôi nhà chung này. Có những loài hoa với hương thơm thật quyến rũ, có những loài cây với những trái ngon giàu dinh dưỡng, một số lại có lợi ích về mặt y khoa,... Nhưng, một số khác lại vô cùng đặc biệt với những đặc điểm có 1-0-2. Dưới đây là 10 loài cây kì lạ nhất trên thế giới.
10. Loài mắt búp bê
Mắt búp bê là một loài cây nhỏ với nguồn gốc từ những khu rừng ở Bắc Mỹ. Chúng được gọi là “mắt búp bê” bởi hình dáng lạ kì của trái cây trông giống những con mắt nhỏ. Giống cây này cao 60 cm và chỉ có rất ít lá. Sức hấp dẫn còn toát ra từ sắc đỏ của những thân cây dày.
Những quả “mắt búp bê” có chứa chất độc.
Những bông hoa của cây rất nhỏ, chỉ có kích thước 6 mm.
9. Cây bóng chày
Loài cây này có tên khoa học là Euphorbia obesa và có nguồn gốc từ Nam Phi. Cây có hình dạng giống hệt với một quả bóng chày, đúng như tên gọi của nó. Cây bóng chày là loài cây không phân nhánh với chiều cao trung bình chỉ 20 cm. Các cá thể đặc biệt của giống cây bóng chày đang được bảo vệ bởi những hiệp hội bảo tồn thiên nhiên của quốc gia bởi chúng rất hiếm trên thế giới.
Hoa đực và hoa cái của cây bóng chày mọc trên những cây khác nhau.
Cây bóng chày là loài khá độc, chúng gây nên những vấn đề về da nghiêm trọng.
8. Nấm răng chảy máu
Nấm răng chảy máu là một loài nấm đặc biệt, chúng tiết ra những chất lỏng như máu hay nước trái cây trên bề mặt của mình. Chính sắc tố màu Scarlet trong cây đã tạo ra chất lỏng trông giống như máu này. Giống cây kì lạ này được tìm thấy chủ yếu ở khắp Bắc Mỹ và châu Âu. Loài nấm này có thể ăn được, tuy nhiên vị của chúng rất đắng.
Nấm răng chảy máu có mùi rất khó chịu.
Màu sắc của chất lỏng trên cây có thể chuyển thành màu cam hoặc hồng.
7. Cây Bách lan
Bách lan là một loài cây kì lạ mà chỉ được tìm thấy tại sa mạc Namibia của châu Phi. Tuổi thọ ước tính của chúng từ 500 cho đến 1500 năm. Chúng có thể tồn tại trong nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Điều thú vị nhất về cây bách lan là chúng chỉ có hai lá mọc liên tục theo thời gian. Loài cây lạ này cũng có cả những cá thể đực và cái.
6. Cây thạch lan
Cây thạch lan được miêu tả như những viên đá sống động, một loài cây mà trông chả khác gì những viên đá hay sỏi. Trong thực tế, hình dạng độc đáo của chúng được tạo ra bởi sự kết hợp của hai lá riêng biệt ở các mép ngoài của cây. Những chiếc lá của thạch lan phát triển trong mùa mưa lớn. Loài thực vật kì lạ này chủ yếu được tìm thấy ở Nam Phi.
Những chiếc lá dày như những viên sỏi là bộ phận chính có thể nhìn thấy của cây thạch lan.
Không giống những loài thực vật khác, lá thạch lan có màu nâu hoặc xám.
Ta có thể thấy cây thạch lan ở những màu sắc đa dạng như trắng, xám, hồng hoặc tím.
Cây thạch lan có thể sống hơn 50 năm.
5. Cây trinh nữ
Cây trinh nữ hay còn gọi là cây mắc cỡ hoặc cây xấu hổ có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Nhưng ta có thể thấy cây trinh nữ ở khắp mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là những khu rừng rậm. Sở dĩ được gọi là cây xấu hổ bởi khi bị chạm vào, lá của nó ngay lập tức gập lên trên. Hệ thống “thần kinh” bên trong cây giúp cân bằng dòng chảy của nước từ bên dưới lá gây nên phản ứng nhạy cảm này.
4. Hoa xác thối
Cây hoa xác thối hay còn được gọi là “titan arum”. Đây là loài cây phân nhánh có hoa lớn nhất trên thế giới . Cây hoa xác chết là loài thực vật đặc trưng của đảo Sumatra. Trong suốt thời gian ra hoa, cây cao đến 2,5 m. Loài cây này tỏa ra mùi hương như mùi xác chết động vật.
Loài hoa xác thối có tuổi thọ lên tới 40 năm.
Đây là loài thực vật có hoa lớn nhất và có mùi hương nồng nặc nhất trên thế giới.
Hoa xác thối được bảo vệ bởi luật pháp bởi nó rất hiếm.
3. Hoa vua
Hoa vua là loài hoa lẻ lớn nhất thế giới. Trong thực tế, nó nhỏ hơn so với hoa xác chết khi xem xét một số yếu tố. Loài hoa này chủ yếu được tìm thấy trong các khu rừng của Sumatra. Hoa vua lớn lên sẽ có kích thước khoảng ba bàn chân. Giống như hoa xác chết, hoa vua tỏa ra một thứ mùi vô cùng khó chịu. Đây là loài hoa đơn tính, có cả hệ thống sinh sản đực và cái.
2. Cây bắt ruồi
Cây bắt ruồi có tên khoa học là Dionaea muscipula, là một loài cây ăn thịt. Chúng coi các loài côn trùng và động vật nhỏ là thực phẩm. Cây bắt ruồi có thể được tìm thấy ở miền đông Carolia, đặc biệt ở những nơi ẩm ướt. Cây bắt ruồi có phần thùy đặc biệt để bẫy con mồi.
Cây bắt ruồi đóng lại thùy của nó ngay lập tức khi con mồi chạm vào cây.
Cây sẽ tiêu hóa con mồi trong khoảng thời gian 10 ngày.
Những chiếc lá mở thùy của chúng rộng hơn để bắt con mồi.
1. Cây nắp ấm
Cây nắp ấm là một loài cây ăn thịt có nguồn gốc Đông Nam Á. Cây có màu đỏ đậm vô cùng hấp dẫn. Mùi hương kích thích mà cây tiết ra giúp nó dễ dàng thu hút con mồi là những loài côn trùng và động vật nhỏ. Một số loài nắp ấm thậm chí còn có thể tiêu hóa được chuột.
Các lỗ sâu chứa đầy thứ chất lỏng đặc biệt để bắt con mồi.