Khám phá

"Lạnh gáy" với những "lời nguyền" gây ra nhiều cái chết ám ảnh lịch sử

Những lời nguyền làm chấn động thế giới. Những hiện tượng và cái chết bí ẩn mà khoa học vẫn chưa giải thích được.

"Lời nguyền truyền kiếp" ám ảnh các đời hoàng đế Trung Hoa / Đánh thức xác ướp, lời nguyền kinh hoàng ứng nghiệm

1. Lời nguyền lăng mộ Timur

Timur hay còn gọi là lãnh chúa Tamerlane là người khai sinh ra đế chế Timur. Ông ta rất giỏi, dũng mãnh và đam mê nghệ thuật nhưng nổi tiếng hơn với tư cách là một bạo chúa giết người máu lạnh. Phương pháp cai trị của Timur rất tàn bạo và độc ác, đã khiến cho hàng triệu người phải chịu đau thương và khổ cực suốt đời. Theo ước tính 17 triệu người đã thiệt mạng trong đế chế của ông.

 Lăng mộ của Timur.

Lăng mộ của Timur.

Năm 1941, Joseph Stalin đã gửi một nhóm các nhà khảo cổ đến khai quật ngôi mộ của Timur ở Samarkand , Uzbekistan. Tương truyền có lời nguyền khắc trên mộ của ông rằng: ai mở ngôi mộ ông ta sẽ mang chiến tranh khủng khiếp đến quê hương kẻ đó. Nhà sử học Nga Gerasimov khai quật ngôi mộ Timur vào ngày 19/06/1941 và chỉ vài ngày sau đó phát xít Đức bắt đầu tấn công vào nước Nga. Ước tính có 26 triệu người chết trong trận chiến này. Năm 1942, Stalin đã ra lệnh đóng cửa lăng mộ này theo nghi thức hồi giáo. Ngay sau đó, quân đội Đức đã phải đầu hàng ở Stalingrad.

Cho đến bây giờ vẫn còn rất nhiều lời đồn đoán cho rằng lời nguyền này là có thật.

2. Người băng Ötzi

Người băng Ötzi là xác chết bị đóng băng của một người đàn ông sống vào khoảng năm 3.300 trước Công nguyên, được hai nhà khoa học người Đức tìm thấy đang nằm úp mặt trên một dòng sông băng ở dãy núi Ötztal Alps, gần biên giới giữa Áo và Italia, vào năm 1991.

 

Theo kết quả khám nghiệm, Ötzi chết trong khi đang giao chiến, bị một mũi tên bắn vào người và một vết thương làm vỡ sọ. Thế nhưng kể từ khi được khai quật, có vẻ như xác ướp băng giá này cũng gieo rắc những lời nguyền vô cùng khủng khiếp lên 7 người có liên quan đến nó.

Người băng Ötzi

Người băng Ötzi

Một nhà khảo cổ học qua đời trong khi đang thực hiện một cuốn sách về Người băng. Một nhà khoa học xét nghiệm những mẫu máu dính trên bộ quần áo và vũ khí của cái xác đột nhiên mắc bệnh di truyền và tử vong. Một nhà leo núi bất ngờ rơi xuống vực trong một trận bão tuyết kỳ lạ tại chính nơi ông phát hiện ra cái xác. Một người khác chết vì đau tim, một chết vì bệnh đa xơ cứng, và một chết trong một vụ tai nạn ô tô. Người cuối cùng là người đã quay phim về cái xác, ông chết vì bị u não.

 

3. Chiếc ghế của Thomas Busby

Chiếc ghế Tử thần là tên gọi dành cho chiếc ghế của một người đàn ông có tên Thomas Busby, vào năm 1702 bị kết án tử hình vì tội sát hại người bố vợ Daniel Auty. Người ta nói rằng trước đó cả hai đã tranh cãi nhau kịch liệt về người vợ của Busby, tức con gái của Auty, sau đó Busby đã siết cổ ông đến chết vì tội ngồi trên chiếc ghế mà hắn yêu thích.

Trên đường giải đến giá treo cổ, Busby yêu cầu ghé qua nhà một lát. Tại đây hắn đã ếm lời nguyền lên chiếc ghế, nói rằng bất cứ ai ngồi lên đó sẽ bị ám và nhận kết cục là cái chết. Kể từ đó, đã có rất nhiều cái chết bí ẩn xảy ra với những người bất chấp lời nguyền và đến ngồi lên ghế.

 Chiếc ghế của Thomas Busby

Chiếc ghế của Thomas Busby

 

Năm 1967, hai viên phi công leo lên ghế ngồi, sau đó máy bay của họ đâm vào một cái cây và chết. Vài năm sau, hai thợ nề quyết định làm điều tương tự, và trong buổi chiều ngày hôm đó, cả hai ngã từ trên cao xuống đất chết tại chỗ. Một người thợ lợp mái ngồi lên ghế, rồi bị mái nhà sập xuống đè chết. Một người phụ nữ trong khi lau dọn sàn nhà đã vấp té lên ghế, sau đó bà chết vì u não.

Cuối cùng, người chủ sở hữu của quán rượu có chiếc ghế nói trên quyết định dời nó xuống tầng hầm để không ai dại dột thử vận xui của mình một lần nữa. Thế nhưng một ngày kia, một người giao hàng đi xuống tầng hầm và leo lên ghế ngồi nghỉ, một tiếng sau, chiếc xe tải của ông gặp tai nạn và ông chết trong đau đớn.

Chiếc ghế này sau đó được chuyển vào viện bảo tàng, và người ta quyết định treo nó lên cách mặt đất 1,5m. Từ đó đến nay, đã không còn ai dám ngồi lên đó nữa.

4. Lời nguyền nghiệt ngã khiến hàng triệu người bị giết

 

Năm 1941, một nhóm các nhà nhân chủng học Xô Viết đã đến Uzbekistan để thám hiểm. Nhiệm vụ của họ là xác định vị trí ngôi mộ của Tamerlane và khai quật thi thể bên trong. Tamerlane là một lãnh chúa nổi tiếng sống ở thế kỷ XIV và được xem là anh hùng dân tộc ở Uzbekistan. Những người dân và giáo sĩ Uzbekistan đã lên tiếng ngăn cản cuộc khai quật này và cảnh báo rằng, nếu đánh thức giấc ngủ vĩnh hằng của lãnh chúa thì thảm họa sẽ ập đến.

Lãnh đạo nhóm thám hiểm Mikhail Gerasimov đã bỏ ngoài tai lời đe dọa đó và thực hiện việc khai quật thi thể lãnh chúa Tamerlane vào ngày 19/6/1941.

Và đúng như lời nguyền, vài ngày sau cuộc khai quật, phát xít Đức đã bất ngờ phát động chiến dịch Barbarossa và xâm lược Liên Xô. Cuộc chiến thật sự đã khiến cả thế giới"hỗn loạn"và khiến người Liên Xô chìm ngập trong đau thương, mất mát.

 Điều đặc biệt là trên nắp quan tài có khắc dòng chữ: "Khi đánh thức ta dậy từ cõi chết trở về, cả thế giới này sẽ hỗn loạn".

Điều đặc biệt là trên nắp quan tài có khắc dòng chữ: "Khi đánh thức ta dậy từ cõi chết trở về, cả thế giới này sẽ hỗn loạn".

 

Điều thú vị ở đây chính là sau khi bị lép vế nặng nề trong cuộc chiến, Liên Xô cuối cùng đã xoay ngược hoàn toàn thế trận ở chiến dịch Stalligrad. Ít ai biết rằng trước khi chiến dịch xảy ra, Stalin đã ra lệnh đem trao trả và chôn cất thi hài lãnh chúa Tamerlane về lại Uzbekistan. Có lẽ vì thế mà thế cục chiến tranh đã thay đổi bất ngờ?

Nhiều người vẫn tin rằng lời nguyền của Tamerlane quả thật đáng sợ vì sau khi mở nắp quan tài, đã có hơn 7,5 triệu người dân Liên Xô chết trong cuộc chiến khốc liệt do Đức gây ra.

5. Lời nguyền của tử tù Johnny Garrett

Ngày 31/10/1981, một người đàn ông đột nhập vào tu viện St. Francis ở Amarillo, Texas, hãm hại, đánh đập, và đâm chết nữ tu 76 tuổi Tadea Benz. Trong quá trình điều tra, cảnh sát hướng nghi ngờ về một thiếu niên 17 tuổi có tên Johnny Frank Garrett, một người bị thiểu năng trí tuệ, từng bị người cha dượng đánh đập dã man và bị chấn thương não. Ngày 09/11/1981, Garrett bị bắt dù luôn miệng khẳng định mình vô tội.

 

 Johnny Garrett sau khi bị bắt.

Johnny Garrett sau khi bị bắt.

Trong quá trình thẩm vấn, cảnh sát tuyên bố Garrett đã ghi lại biên bản tường trình thú tội sát hại Xơ Benz. Tuy nhiên anh ta từ chối ký vào đó và liên tục chối bỏ mọi lời buộc tội, chỉ thú nhận rằng hai ngày trước khi vụ án xảy ra, anh ta có đột nhập vào tu viện với ý định ăn trộm. Sau 9 năm xét xử, Johnny Garrett bị tòa phán quyết có tội trong vụ Xơ Benz và bị kết án tử hình.

Đến năm 2004, vụ án Johnny Garrett tiếp tục được mở lại sau khi cảnh sát điều tra ra hung thủ đã hãm hại và giết chết một người phụ nữ lớn tuổi khác gần Amarillo, chỉ 4 tháng trước khi Xơ Benz bị sát hại, với cùng một cách thức. Hung thủ là một người tị nạn từ Cuba có tên Leoncio Perez Rueda, hắn thừa nhận toàn bộ tội lỗi của mình trong cả hai vụ án và bị kết án 45 năm tù. Bất chấp điều đó, bang Texas từ chối xóa bỏ mọi tội trạng của Johnny Garrett.

 

Chỉ biết rằng, trước khi bị tử hình vào ngày 11/02/1992, Garrett viết một lá thư gửi đến toàn bộ báo chí, trong đó anh ta nêu đích danh và nguyền rủa rất nhiều người đã đẩy mình vào chỗ chết. Sau đó, 15 người có liên quan đến vụ án này lần lượt qua đời vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có các luật sư, bồi thẩm đoàn, và nhà báo. Nhiều người chết vì ung thư và tai nạn nghiêm trọng, trong đó hai người luật sư của Garrett mắc cùng một bệnh ung thư giống nhau.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm