Top 10 "ông bố" giỏi chăm con nhất trong thế giới động vật
Phát hiện vật phẩm tình yêu của cặp đôi 70.000 năm trước / Top 10 'sát thủ' có mùi hôi nhất trong thế giới động vật
1. Khỉ cú
![Khỉ cú Khỉ cú](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2020/02/21/t457379.jpg?format=webp)
Loài khỉ cú Nam Mỹ có thói quen kết đôi với bạn đời trong suốt vòng đời. Trong đó, khỉ bố chịu trách nhiệm mang vác và chải lông cho những chú khỉ cú con còn khỉ mẹ đảm nhận công việc cho con bú.
2. Cá ngựa
![]() |
Vào mùa sinh sản, cá ngựa cái đẻ trứng vào trong một cái túi ở bụng con đực. Con đực thường mang trên mình khoảng 2.000 trứng cá ngựa con và sau 15 – 20 ngày những quả trứng này sẽ nở thành con. Cá ngựa con sẽ chiu ra khỏi cơ thể cá ngựa bố từ phần đuôi
3. Gà cát Namaqua
![]() |
Thông thường công việc ấp trứng do gà mái đảm nhận thì ở loài gà cát Namaqua nhiệm vụ này được giao cho gà trống.
Những con gà bố có cách cung cấp nước cho con rất đặc biệt. Mỗi khi cần lấy nước cho con, gà bố sẽ tìm một hố nước sau đó nhúng phần lông bụng xuống nước.
Phần lông có thể chứa tới 40 ml nước và khi trở về tổ, gà con sẽ uống nước từ những chiếc lông bụng của bố. Đôi khi lượng nước trên lông của gà trống có thể cho các con uống tới 10 phút.
4. Bọ nước khổng lồ
![]() |
Theo tập quán, sau khi giao phối, con cái sẽ đẻ trứng lên lưng con đực rồi tiết ra một chất keo tự nhiên gắn chặt những quả trứng này vào lưng con đực.
Con đực cõng trứng trên lưng trong suốt ba tuần. Chúng bảo vệ những quả trứng trên lưng rất cẩn thận, thi thoảng lại ngoi lên khỏi mặt nước để trứng được tiếp xúc với không khí nhằm tránh cho rêu không mọc phủ lên trứng.
5. Thiên nga cổ đen
![]() |
Thông thường những con thiên nga non sẽ sống cùng bố mẹ trong gần 1 năm. Chúng ngồi trên lưng thiên nga bố mẹ trong suốt 1 tuần đời đầu tiên để nhận được hơi ấm và sự bảo vệ của bố mẹ. Do đó, cả thiên nga bố và mẹ cùng chia sẻ trách nhiệm nuôi và trông con.
6. Khỉ đuôi sóc
![]() |
Sự tận tụy của khỉ đuôi sóc bố bắt nguồn từ việc người bạn đời của nó đã phải hy sinh rất nhiều trong quá trình mang thai. Bởi bào thai thường chiếm tới 25% trọng lượng cơ thể của khỉ mẹ. Thông thưởng khỉ mẹ nặng 55 kg thì mỗi chú khỉ con sinh ra đã nặng 14 kg.
7. Đà điểu chân 3 ngón cỡ lớn
![]() |
Vào mùa sinh sản, những con cái thường giao phối cùng lúc với nhiều con đực. Sau đó chúng chọn tổ của một con đực để đẻ khoảng 50 quả trứng vào đó. Con đực sẽ ấp trứng trong 6 tuần và chăm sóc những con non.'
Những con đực này bảo vệ nghiêm ngặt cho các quả trứng tránh khỏi sự đe dọa tấn công của mọi loài động vật, kể cả đà điểu cái.
8. Ếch sủa
![]() |
Ếch đực chăm sóc những quả trứng trong vòng vài tuần. Nếu những quả trứng bị khô, ếch sủa bố sẽ làm ẩm chúng bằng chính phân của nó.
Ở những loài ếch khác, những con đực thường mang ấu trùng trên lưng hoặc nuốt vào vào miệng để cho những ấu trùng này có điều kiện sinh sôi và phát triển an toàn, tránh bị những loài khác ăn thịt.
9. Gián ăn gỗ
![]() |
Những con gián bố còn săn lùng phân chim – chứa nguồn nitơ rất cần thiết đối với sự phát triển của ấu trùng, để mang về tổ.
Gián gỗ bố mẹ cũng là loài vô cùng sạch sẽ bởi chúng thường xuyên làm vệ sinh tổ của mình để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và tránh cho gia đình của nó khỏi bệnh tật.
10. Chim cánh cụt hoàng đế
![]() |
Sau khi chim mẹ đẻ quả trứng duy nhất vào tổ, chim đực sẽ dùng cơ thể của mình để giữ ấm cho quả trứng. Trong 4 tháng chim bố hầu như không di chuyển xa quả trứng, trong khi chim mẹ thoải mái lặn ngụp dưới biển tìm thức ăn. Khi quả trứng nở, chim mẹ sẽ quay trở lại nuôi chim cánh cụt con cùng chim bố.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Những ‘quái vật’ gây chấn động vì xuất hiện ở Việt Nam: Số 1 gây ám ảnh, số 3 bí ẩn chưa có lời giải
Tìm hiểu nguồn gốc lâu đời của dòng họ Nguyễn ở Việt Nam, thủy tổ là nhân vật ít ai ngờ đến
Những sinh vật bí ẩn gây tranh cãi suốt hàng nghìn năm qua: Số 1 là linh thú cao nhất của Việt Nam
CLIP: Báo đốm bị lợn rừng húc văng vì tội lề mề
Tây Du Ký 1986: Hé lộ danh tính 5 vị thần canh giữ Tôn Ngộ Không ở núi Ngũ Hành Sơn
CLIP: Leo lên cây để lánh nạn, sư tử vẫn bị đàn trâu rừng 'hành' đến chết