Top 10 vị thần Ai Cập được tôn sùng nhất
Thần Osiris, Isis, Thoth... là những vị thần Ai Cập được người dân tôn sùng và thờ cúng nhiều nhất.
Danh tướng “thăng tiến” nhờ... được khen / Kho ảnh khổng lồ về Việt Nam 1991-1993: Một thoáng Tây Hồ
Osiris là một vị vua đã kết hôn với chị gái của mình là Isis. Khi ông bị người anh em họ xấu xa là Seth giết hại, Isis đã sử dụng phép thuật để đưa Osiris trở lại cuộc sống và giúp bà thụ thai, sinh ra một bé trai. Con trai vị vua này là Horus đã trả thù cho cái chết của cha mình khi giết chết người chú độc ác. Sau đó, con trai của Osiris trở thành vua của Ai Cập trong khi ông trở thành vua của người chết và là quan tòa của thế giới ngầm. Mỗi pharaoh Ai Cập sẽ là Osiris sau khi chết và lúc còn sống họ sẽ là hiện thân của thần Horus. Osiris cũng là vị thần thực vật và thường được tô vẽ màu xanh lá cây lên vùng da của mình. Đó là màu sắc tượng trưng cho sự phát triển và sự đổi mới.
Isis vừa là vợ vừa là chị gái của thần Osiris. Khi người chồng của nữ thần này bị em họ Seth giết hại, Isis đã thu thập các bộ phận cơ thể của vua Osiris bị chia cắt thành nhiều phần và đặt chúng cùng với băng rồi thực hiện nghi lễ đưa chồng trở lại cõi đời. Thông qua việc đưa Osiris trở lại cuộc sống, nữ thần Isis cũng là người đưa ra khái niệm về làm người chết sống lại có ảnh hưởng sâu sắc đến các tôn giáo khác trong đó có Kitô giáo. Isis được miêu tả là một người phụ nữ cầm một chữ thập chìa khoá - tượng trưng cho sự sống lâu và sinh lực ở Ai cập. Thỉnh thoảng, bà được miêu tả có cơ thể của phụ nữ và mang đầu bò hoặc sừng bò. Bà cũng được tôn thờ là nữ thần đại diện khả năng sinh sản.
Horus là một trong những vị thần Ai Cập cổ đại nổi tiếng nhất. Người dân tôn thờ ông là vị thần của ánh sáng và bầu trời. Thần Horus thường được mô tả là một vị thần nam có đầu chim ưng, đội vương miện màu trắng và đỏ.
Thoth là vị thần của trí tuệ, phép thuật và thường được miêu tả có chiếc đầu cò quăm. Thoth là người ghi chép, biên soạn tài liệu ở thế giới ngầm cũng như ghi lại những phán quyết ở cổng Maat. Ông đóng một vai trò quan trọng trong nhiều thần thoại của người Ai Cập cổ đại khi nắm giữ vị trí trọng tài giữa thế lực thiện và ác.
Ra hay còn gọi Re là thần Mặt trời và là một trong những vị thần Ai Cập cổ đại được tôn sùng nhất. Vị thần này có liên quan tới việc xây dựng kim tự tháp và sự phục sinh của các pharaoh. Ra thường tái sinh vào mỗi buổi sáng khi mặt trời mọc và chết lúc hoàng hôn buông xuống. Sau khi chết, thần Ra bắt đầu hành trình ở thế giới ngầm. Vị thần này thường được miêu tả là một người đàn ông với đầu của loài chim ưng và đội một chiếc đĩa mặt trời trên đầu.
Seth hay Set là vị thần của sa mạc và những cơn bão. Vị thần này cũng có mối liên quan đến sự hỗn loạn và bóng tối. Ông được vẽ trong hình hài một người đàn ông có chiếc đầu chó, mõm dài... Thỉnh thoảng, vị thần này được mô tả có ngoại hình giống lợn, cá sấu, bò cạp và hà mã.
Là vợ của Amon và mẹ của Khons, thần Mut được người dân Ai Cập thời cổ đại biết đến với vai trò là mẹ của các nữ thần. Thần Mut thường được mô tả là một người phụ nữ đội vương miện màu trắng và đỏ. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bà được miêu tả có phần đầu hay cơ thể của một con kền kền và bò.
Bastet là một nữ thần mèo. Vị thần này được mô tả mang hình dáng của một con mèo hay một người phụ nữ có chiếc đầu mèo. Cô là con gái của thần Mặt trời Ra và có quan hệ gần gũi với mèo thuần hóa. Bastet thường được thờ cúng với những đàn mèo con đứng xung quanh. Khi cần thiết, nữ thần này cho mèo giết chết một con rắn. Bởi lẽ, rắn là một trong những sinh vật giết người nhiều nhất ở xã hội Ai Cập cổ đại.
Amun hay còn gọi Amon là người đứng đầu các vị thần và nữ thần ở đền Patheon Theban. Amun thường được vẽ trong hình dạng con người nhưng đôi khi được mô tả có một chiếc đầu của con cừu đực.
Ptah là một vị thần ở Memphis. Ông là vị thần sáng tạo và là thần bảo trợ của các mặt hàng thủ công và nghề thủ công. Ptah thường được mô tả có hình dáng như một xác ướp, với cánh tay nhô ra từ những chỗ băng bó. Ông chỉ huy người dưới với những biểu tượng của quyền lực và sự ổn định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Loài cây chỉ duy nhất Việt Nam sở hữu, là loài cây quý hiếm bậc nhất thế giới
Cột tin quảng cáo