Khám phá

Top 3 loại vũ khí đỉnh cao nhất thời cổ đại khiến kẻ thù sợ hãi, số 1 nổi tiếng ai cũng biết tên

Dưới đây là những loại vũ khí cổ đại có lực công phá rất mạnh, có loại chỉ cần dùng tay không cũng khiến kẻ thù run rẩy.

Trái đất bắt sóng 35 tín hiệu giống tiếng 'huýt sáo' từ thiên hà xa xôi, chạy đua tìm người ngoài hành tinh / Ngoài Tào Xung, con cái của Tào Tháo không phải ai cũng thuộc hàng... tào lao như mọi người nghĩ - sự thật về nhân vật ít người biết đến

1. Nỏ Gia Cát

Một trong những loại vũ khí cổ đại nổi tiếng nhất Trung Quốc đó chính là Nỏ Gia Cát do Gia Cát Lượng sáng chế, đây là một loại nỏ liên thanh xuất hiện sớm hơn nỏ của châu Âu thời Trung Cổ, từ thế kỷ thứ 4 TCN. Chiếc nỏ này được các kỹ sư thiết kế để bắn liên tiếp 10 mũi tên chỉ trong vòng 15 giây.

Ảnh minh hoạ.

2. Hỏa Long Xuất Thủy

Loại vũ khí này có tên gọi là "Rồng lửa ra khỏi mặt nước" với sức công phá kinh khủng, chức năng dùng để đe dọa lính đánh bộ, bắn vào tàu của quân địch trên biển

Vào thời Minh thì “tên lửa” Hỏa Long Xuất Thủy là tiền thân của những loại tên lửa nhiều tầng và tên lửa đạn đạo. Cấu tạo của loại vũ khí cổ xưa này có một băng đạn với 3 tên hỏa tiễn nằm ở miệng tên lửa.

Bên cạnh đó, người xưa còn sử dụng Hỏa Long Xuất Thủy để bao vây tầm xa hay để phòng thủ ở các vùng ven biển. “Con rồng” này một khi được châm ngòi thì sẽ tự động đốt cháy ngòi nổ của tên lửa phía sau, đạn sẽ được bắn ra.

3. "Móng vuốt" của Archimedes

 

Để bảo vệ biên phòng của Syracuse khỏi các cuộc tấn công đổ bộ, vũ khí đỉnh cao đã được thiết lập, các nhà sử học cổ đại nhận định cỗ máy này được mô tả như một loại cần trục được trang bị móc neo nhỏ.

Cơ chế hoạt động của loại vũ khí này khá giống với chiếc cần trục với sợi dây và một cái vuốt ở cuối đầu dây. Khi các tàu tấn công của địch đến gần thì móng vuốt này sẽ được kích hoạt bằng cách bám vào đáy và nâng thuyền lên, một khi “móng vuốt” tiếp cận được thuyền sẽ bị chìm, theo một số lời suy đoán, cỗ máy này còn nâng được cả con tàu khổng lồ lên mặt nước.

- Video: Khám phá sự hùng vĩ của kim tự tháp Giza. Nguồn: Drone Snap.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm