Ngoài Tào Xung, con cái của Tào Tháo không phải ai cũng thuộc hàng... tào lao như mọi người nghĩ - sự thật về nhân vật ít người biết đến
Nổi danh là trọng nhân tài, vì sao Tào Tháo lại chưa từng chủ động chiêu nạp Gia Cát Lượng? / Mãnh tướng nào của Tào Tháo mà Tư Mã Ý không dám động tới, Trương Phi, Triệu Vân không thể làm gì?
Nói tới con trai Tào Tháo thì chúng ta hay nhắc Tào Ngang, Tào Thực, Tào Phi, Tào Chương, Tào Hùng, Tào Xung, còn những người con khác thì đôi khi chúng ta chỉ xem họ là hạng... tào lao mà thôi. Thực ra còn một người con khác có tiểu sử cũng đáng nhắc đến, đó chính là Tào Vũ.
Tào Vũ tự Bành Tổ, là em cùng mẹ của Tào Xung. Hoàn phu nhân sinh được ba con trai: Tào Xung, Tào Cứ và Tào Vũ. Tào Xung sinh khoảng năm 195-196 thì Tào Vũ phải sau đó vài ba năm. Năm Kiến An thứ 16 (211), Tào Vũ được phong Đô hương hầu. Sau khi dời đổi mấy lần, đến thời Tào Phi thì Vũ được phong Yên vương.
Thời Ngụy, chư hầu vương họ Tào hầu như không có quyền lực gì. Nhưng Tào Vũ có được lợi thế vì từ lúc nhỏ có ở chung với Tào Duệ và rất thích Vũ. Vì vậy lúc Tào Duệ lên ngôi đặc biệt sủng ái Vũ, có gọi về kinh đô chơi hai lần. Về sau, Ngụy Minh đế cho Tào Vũ làm Đại tướng quân cùng với Lĩnh Quân tướng quân Hạ Hầu Hiến, thời điểm này Tào Vũ lại không cólấy một chút kinh nghiệm chính trị, vì chưa từng làm quan, cũng chưa từng va chạm nhiều về quan điểm chính trị.
Mặc dù không có kinh nghiệm chính trị, thế nhưng cái hay và bất khuất của Tào Vũ là đã chọn đối đầu với hàng cao thủ trong giới này. đó là phe cánh của Tư Mã Ý. Lúc bấy giờ Tư Mã Ý đang trên đường từ Liêu Đông về, nhóm Tào Vũ kiến nghị rằng việc giữ Trường An hết sức hệ trọng, khuyên Minh đế phát chiếu sai Tư Mã Ý đổi đường đi thẳng tới Trường An chứ không ghé lại kinh đô. Làm như vậy rõ ràng là muốn để Tư Mã Ý ngoài cuộc đây mà!
Ở kinh đô, phe cánh đối địch với Tào Triệu là Lưu Phóng, Tôn Tư thấy không ổn, trong khi đó Tào Vũ, Tào Triệu vào lúc quan trọng cần túc trực đêm ngày bên cạnh Minh đế thì lại bỏ đi chỗ khác. Hai người Phóng, Tư lẻn vào khóc lóc gièm pha bọn Tào Vũ có ý cướp ngôi, sau đó còn tiến cử Tào Sảng thay thế Vũ, mà đèo thêm Tư Mã Ý vào - Minh đế đồng ý.
Phóng, Tư đi ra. Tào Triệu lại đi vào khóc lóc, khuyên Minh đế đổi ý. Minh đế lại đổi ý, ban lệnh ngưng sắc lệnh kia lại, nhưng sau đó diễn biến lại "quay xe" một lần nữa khi Lưu Phóng, Tôn Tư lại lẻn vào, thay đổi ý kiến Minh đế lần nữa, lần này hai người lấy được chiếu chỉ đem ra, chỉ hô lên một câu, đám Tào Vũ, Tào Triệu, Hạ Hầu Hiến, Tần Lãng chỉ biết khóc lóc quay về nhà. Sự nghiệp chính trị của Tào Vũ kéo dài được 4 ngày.
Con trai Tào Vũ là Thường Đạo hương công Tào Hoán về sau được họ Tư Mã đón vào làm vua. Đó là vị vua cuối cùng của nhà Ngụy. Bởi vì Tào Vũ chẳng có chút sức mạnh chính trị nào nên sống một cuộc sống yên ổn. Tào Vũ chính mắt thấy nhà Hán sụp đổ, nhà Ngụy kiến lập, rồi lại mất vào tay nhà Tấn, đại khái vào khoảng năm Hàm Ninh thứ 4 (278) thời Tấn Vũ đế thì Tào Vũ qua đời, tước vị khi ấy là Yên công. Đâu phải khi không mà Tào Vũ lại có tên tự là Bành Tổ vì tương truyền Bành Tổ sống rất thọ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?