Top 5 boongke ở Nga từng là căn cứ tối mật thời Liên Xô
Khám phá về 'Chiến dịch cứu đói' Liên Xô của Mỹ cách đây gần 1 thế kỷ / Chuyện thú vị về chó chống tăng của Liên Xô trong thế chiến thứ 2
Boongke của Stalin ở Samara
Bắt đầu được xây dựng vào mùa thu năm 1941 trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, nhưng tới năm 1990, boongke này mới được tiết lộ. Cơ sở bí mật này nằm bên dưới khu vực mà ngày nay là Viện Văn hóa và Nghệ thuật (trước đây là trụ sở Ủy ban khu vực của đảng Cộng sản Liên Xô). Boongke được xây dựng với mục đích ban đầu là sơ tán nhà lãnh đạo Stalin trong trường hợp khẩn cấp.
Boongke Stalin ở Samara. Ảnh: TASS)Khoảng 2.900 công nhân và khoảng 800 kỹ sư tham gia xây dựng boongke này đã phải ký vào một thỏa thuận, theo đó không được tiết lộ bất cứ thông tin gì cho tới khi chết. Do vậy, không một người dân địa phương nào biết về công trình đang được xây dựng đằng sau hàng rào. Những công nhân xây dựng thời đó làm việc theo 2 ca luân phiên liên tục, nhiều người phải ngủ lại ngay trong chính những căn phòng dưới lòng đất của boongke. Không ai biết công trình này được hoàn thiện khi nào – một số người cho rằng nó đi vào hoạt động năm 1941, một số người lại cho là khoảng cuối tháng 1/1943.
Cũng không rõ liệu bản thân Stalin đã thực sự tới đó hay chưa. Boongke ở độ sâu 37 mét (tương đương chiều cao của một tòa nhà 12 tầng) và chỉ riêng căn phòng thường trực thôi cũng đủ sức chứa 115 người.
Ngày nay có các tua du lịch tới cơ sở này, trong đó có cả văn phòng riêng của Stalin.
Dự án 825 GTS ở Crimea
Sau vụ Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản, Liên Xô bắt đầu xây dựng một căn cứ tàu ngầm ở Vịnh Balaklava, Crimea năm 1953. Phải đến năm 1961 dự án mới hoàn thành, nhưng 8 năm là khoảng thời gian đáng để chờ đợi: 9 tàu ngầm nhỏ hoặc 7 tàu ngầm hạng trung, cùng khoảng 1.000 người có thể trú ẩn ở đây nếu xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân.
Ảnh: TASS. |
Suốt nhiều năm, nơi đây được sử dụng như một căn cứ sửa chữa tàu ngầm. Các con tàu thường ở lại qua đêm và rồi tới sáng hôm sau, chúng đã sẵn sàng trở lại nhiệm vụ sau khi được cung cấp thêm nhiên liệu mới, oxy, đạn dược.
Cơ sở này được tiết lộ vào năm 1994, khi Crimea vẫn còn là một phần của Ukraine. Đầu những năm 2000, boongke ngầm này được chuyển đổi thành một viện bảo tàng trừng bày các hiện vật lịch sử.
Boongke 703 của Bộ Ngoại giao Liên Xô ở Moscow
Phần bên trên của cơ sở tối mật được tiết lộ năm 2018 này trông giống như những tòa nhà màu xám điển hình trên những con phố nhỏ của Moscow, bao xung quanh là một trường học và một nhà thờ. Cuối những năm 1940, tuyến tàu điện ngầm Moscow được xây dựng bên trên khu vực của boongke ngầm tương lai. Khi các tuyến tàu điện này đi vào hoạt động, rất nhiều lối đi, các hầm kỹ thuật vẫn còn tồn tại và chúng được sử dụng làm nền tảng cho boongke. Boongke hoàn thành năm 1961.
Boongke 703. Ảnh:Petr.efimenko |
Suốt hàng chục năm, cơ sở này là kho lưu trữ tài liệu mật của Bộ Ngoại giao Liên Xô, nơi tất cả các loại văn bản được xếp trên những giá, kệ dài vô tận. Lối thoát hiểm của boongke dẫn thẳng đến tuyến tàu điện ngầm.
Năm 2005, cơ sở này bắt đầu xuống cấp do không được bảo trì. Các văn bản được chuyển đến một nơi khác và đã có những kế hoạch xây dựng lại. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Nga không còn cần tới cơ sở này nữa. Năm 2018, cơ sở được giao lại cho một tổ chức cựu chiến binh và được chuyển đổi thành bảo tàng kiểu công sự ngầm đầu tiên ở Nga.
Boongke 42
Việc xây dựng một sở chỉ huy cho Hội đồng tham mưu trưởng Không quân trong trường hợp tấn công hạt nhân bắt đầu ở khu vực Tagansky, Moscow năm 1947 theo lệnh của nhà lãnh đạo Stalin. Căn cứ này hoàn thành vào năm 1956, khi Stalin đã qua đời. Đây là một dự án trọng yếu, ở độ sâu tương đương chiều cao của một tòa nhà 18 tầng và có diện tích khoảng 7.000 mét vuông.
Boongke 42. Ảnh: Legion Media |
Boongke được sử dụng đúng với mục đích dự kiến ban đầu cho tới năm 1986 – từ đây, quân đội chỉ huy các máy bay ném bom có mang vũ khí hạt nhân. Năm 2006, một bảo tàng và một nhà hàng được mở cửa ở vực này.
Hiện nay, Boongke 42 có thể chào đón trẻ em và các cha mẹ tới tham quan và tìm hiểu về vụ nổ hạt nhân cũng như việc mô phỏng phóng tên lửa hạt nhân.
Hầm trú ẩn của Stalin ở Moscow
Hầm trú ẩn của Stalin ở Moscow được xây dựng những năm 1930, có phần bên trong giống như một cung điện. Để che giấu nơi trú ẩn của nhà lãnh đạo tối cao này, người ta dự kiến xây dựng một sân vận động 120.000 chỗ ngồi và một khu phức hợp giáo dục thể chất ở bên trên.
Hầm trú ẩn của Stalin ở Moscow. Ảnh: TASS. |
Công trình xây dựng sân vận động này đã không trở thành hiện thực và đến năm 1939, chỉ có một số phần của cấu trúc dưới lòng đất được hoàn thiện và sau đó trở thành sở chỉ huy dự phòng của Stalin.
Sở chỉ huy này bao gồm một sảnh họp có mái vòm, một văn phòng nhỏ và một phòng bếp phong cách Gruzia, được kết nối tới Kremlin qua một đường hầm 17km.
Bản thân nhà lãnh đạo Stalin đã từng ở dưới boongke này 2 lần: một lần là khi thị sát công trình năm 1941 và lần thứ 2 là khoảng cuối tháng 11 đầu tháng 12 cùng năm để chỉ đạo các chiến dịch trong Trận chiến Moscow.
Năm 1996, một bảo tàng nhỏ thuộc Bảo tàng các lực lượng vũ trang trung ương được mở cửa tại boongke này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất